DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sắp tới: Phạt nặng hành vi mở cửa, để cửa mở khi phương tiện đang di chuyển?

Mở cửa ô tô khi đang di chuyển

Mở cửa ô tô - Ảnh minh họa

Nếu tài xế thiếu cẩn trọng, việc mở cửa xe hoàn toàn có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng. Điều chỉnh hành vi này, Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ (lần dự thảo thứ 5 ngày 03/9/2020) của Quốc hội đã đưa ra quy định mới.

Hiện tại hành vi mở cửa xe ô tô thiếu quan sát được quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008:

“Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

…”

Có thể thấy việc đảm bảo an toàn cho hành vi mở cửa xe chỉ được quy định trong trường hợp xe dừng, xe đỗ. Ngoài ra tại Điểm b Khoản 2 Điều 32 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức phạt 300.000 – 400.000 đối với hành khách trên xe khi có hành vi tự mở cửa xe khi xe đang chạy, tuy nhiên quy định trên áp dụng cho hành khách đi trên xe khách.

Như vậy cần đặt ra câu hỏi nếu chủ xe mở cửa xe khi đang di chuyển trên đường thì có bị xem là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Tại Điều 24 Dự thảo có quy định như sau:

“Điều 24. Mở cửa xe

1. Trước khi mở cửa phải quan sát phía trước, phía sau và bên phía mở cửa xe, khi thấy an toàn mới được mở cửa.

2. Không được mở cửa, để cửa mở khi phương tiện đang di chuyển.”      

Giải quyết trường hợp người trong xe tự ý mở cửa khi xe đang di chuyển, nhà làm luật thêm vào quy định cụ thể cho hành vi mở cửa xe khi đang di chuyển, bất kể chủ thể thực hiện hành vi là ai.

Khi dự thảo có hiệu lực, những hành vi bị cấm sẽ có văn bản quy định xử phạt hành chính, tuy nhiên Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 đã có hình phạt  dành cho Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Cụ thể Điều 260 Bộ luật này quy định:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Chiếu theo quy định trên và quy định tại Điều 24 Dự thảo, vì hành vi mở cửa xe ô tô khi đang di chuyển bị xem là vi phạm "quy định về an toàn giao thông" nên người gây hậu quả sẽ phải nhận hình phạt. Tại Khoản 3 Điều 260, mức phạt cao nhất của hành vi này có thể bị phạt tù cao nhất là 15 năm.

Như vậy, nếu Dự thảo đi vào hiệu lực, hành vi "mở cửa" hoặc "để cửa mở" khi xe đang di chuyển sẽ là những hành vi bị nghiêm cấm, người tham gia giao thông vi phạm quy định này dẫn đến thiệt hại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hiện tại Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông vẫn đang trong giai đoạn dự thảo và sẽ có thể có những chỉnh sửa, bổ sung trong thời gian tới.

  •  1248
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…