DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sắp tới, nhiều đối tượng sẽ không còn là công chức?

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 25/11/2019 và có hiệu lực vào 1/7/2020.Luật quy định mới về công chức như sau:

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Hướng dẫn tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức thì các nhóm đối tượng được xác định là công chức theo quy định hiện hành gồm:

1. Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Công chức trong Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước

3. Công chức trong Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập

4. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện

5. Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân

6. Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân

7. Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội

8. Công chức trong cơ quan, đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

9. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập

Quy định hiện hành tại Luật cán bộ, công chức 2008 định nghĩa về công chức có xác định đối tượng  trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập) là công chức.

Luật mới sửa đổi đã bỏ đối tượng này. Như vậy, từ ngày 01/7/2020 đối tượng là người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không còn được xác định là công chức. Tại Khoản 19, điều 1 của Luật sửa đổi năm 2019 cũng nêu rõ: 

Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định là công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức 2008 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành mà không còn là công chức theo quy định của Luật Luật cán bộ, công chức sửa đổi và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

Cụ thể Nghị định 06 cũng hướng dẫn Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

- Đơn vị sự nghiệp công lập nói tại Nghị định này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc:

+ Các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng,

+ Văn phòng Chủ tịch nước,

+ Văn phòng Quốc hội,

+ Kiểm toán Nhà nước,

+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

+ Tòa án nhân dân tối cao,

+ Cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội,

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ,

+ Cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc:

+ Tổng cục,

+ Cục và tương đương trực thuộc Bộ,

+ Cơ quan ngang Bộ;

+  Tỉnh ủy, thành ủy;

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;

+ Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Vậy có phải toàn bộ những đối tượng nêu trên theo tinh thần của Luật mới sắp có hiệu lực sẽ không còn là công chức? Hay sẽ có văn bản hướng dẫn về vấn đề này, chúng ta cùng chờ xem nhé!

  •  6155
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…