DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Sắp tới, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sẽ được sửa đổi những nội dung nào?

Sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 - Minh họa

Sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 - Minh họa

Sau khi gia nhập CPTPP, Chính phủ ban hành các Nghị quyết, Quyết định để triển khai thực hiện Hiệp định này. Theo tinh thần Nghị quyết 72/2018/QH14Quyết định 121/QĐ-TTg, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự để phù hợp với tinh thần Hiệp định. Mời xem bài viết để biết những thay đổi đang được dự thảo.

Chính sách cần sửa đổi: khởi tố vụ án hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Vấn đề bất cập

Khoản 1 Điều 226 BLHS quy định: “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể khởi tố vụ án hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý khi có yêu cầu của người bị hại. Đồng thời, khoản 8 Điều 157 BLTTHS cũng đang quy định theo hướng một trong những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226 của BLHS là bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Tuy nhiên, điểm g khoản 6 Điều 18.77 Hiệp định CPTPP quy định: “Đối với các hành vi phạm tội mô tả tại khoản từ 1 đến 5, mỗi Bên phải quy định: … (g) Các cơ quan có thẩm quyền của mình có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần có khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền (trong đó, các hành vi phạm tội mô tả tại các khoản từ 1 đến 5 là các hành vi phạm tội liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu).

Như vậy, quy định tại khoản 1 Điều 155 và khoản 8 Điều 157 BLTTHS chưa tương thích với điểm g khoản 6 Điều 18.77 Hiệp định CPTPP.

2. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề

Giải pháp 1: Giữ nguyên như hiện nay.

Nếu giữ nguyên như hiện nay thì vấn đề bất cập nêu tại mục 2.1 sẽ không được giải quyết.

Giải pháp 2:

Sửa đổi khoản 1 Điều 155 BLTTHS theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của BLHS để cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể khởi tố vụ án hình sự về tội Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà không cần có yêu cầu của người bị hại và sửa đổi khoản 8 Điều 157 BLTTHS theo hướng bãi bỏ nội dung dẫn chiếu tới Điều 226 của BLHS để bỏ căn cứ không khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 226 của BLHS mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Hiệp định CPTPP chỉ đặt ra yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động thực hiện hành động pháp lý mà không cần có khởi kiện chính thức từ người thứ ba hay chủ thể quyền đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, không đặt ra với hành vi xâm phạm quyền hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất, đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với 02 loại này đều được quy định tại khoản 1 Điều 226 BLHS, do đó, giải pháp này được đặt ra để tiếp tục có chính sách hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tương tự nhau.

Xem chi tiết Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tại file đính kèm dưới đây.

  •  2837
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…