DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

SAO LUẬT SƯ ĐỀ NGHỊ CẤM BÁO CHÍ TÁC NGHIỆP?

Ngày 02/3 và ngày 03/03/2018, Báo Pháp luật TP.HCM có đăng bài về việc luật sự đề nghị Tòa cấm báo chí tác nghiệp tại phiên tòa hình sự.

Theo tôi, có thể có sự nhầm lẫn nào đó, chứ làm gì có luật sư nào "mạnh dạn" đề nghị như thế!

Luật Báo chí quy định rõ quyền của nhà báo: "Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;".

Ngoài ra, Luật báo chí cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm: "cấm cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật".

Tuy nhiên quyền hoạt động nghề nghiệp của nhà báo không phải là không có giới hạn. Tại phiên tòa, nhà báo (hay bất kỳ ai) đều phải tuân thủ nội quy phiên tòa, tuân theo sự điều hành của chủ tọa; khi hoạt động ghi âm, ghi hình, nhà báo còn phải tuân thủ quy định của pháp luật, trong đó có quy định về quyền về hình ảnh của cá nhân (gồm bị cáo và các cá nhân khác).

BLDS 2015 đã cụ thể hóa các quyền con người trong Hiến pháp 2013, trong đó có quyền về hình ảnh của cá nhân.

Khoản 1, Điều 32 BLDS 2015 quy định:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.”

Theo quy định này, nhà báo muốn ghi hình bị cáo thì phải được sự đồng ý của bị cáo.

Tuy nhiên, tại khoản 2 của Điều luật này quy định:

“2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;”

Thế thì việc nhà báo ghi hình bị cáo (làm hình ảnh trong bài viết đăng trên báo cho mọi người đọc) có được xem là “vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng” hay không? Nếu việc ghi hình đăng báo này là “vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng” thì nhà báo không cần hỏi ý kiến bị cáo có đồng ý hay không.

Đây là vấn đề không mới, đã được bàn nhiều trên diễn đàn Quốc hội. Nhưng rất tiếc, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc nhà báo có được ghi hình bị cáo tại phiên tòa hay không.

Thực tế thì không có nhà báo, phóng viên nào đi hỏi ý kiến bị cáo trước khi ghi hình cả.

Luật sư Đoàn Khắc Độ - Đoàn Luật sư TP.HCM

 

 

 

 

  •  2232
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…