DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

SA THẢI KHI NLĐ TRỘM CẮP TÀI SẢN CÔNG TY

  Xin chào diễn đàn. Tôi có một tình huống thực tế muốn nhận được sự góp ý của mọi người

Anh A làm việc tại Công ty X từ tháng 10/2013. Vào 23h ngày 17/5/2015, lợi dụng ban đêm ít người, trong lúc làm việc A đã có hành vi cắt và lấy trộm dây đồng của Công ty. Khi A đang vận chuyển ra đến cửa thì bị bảo vệ phát hiện và truy đuổi. Đến 23h30p cùng ngày thì bị bắt. Tất cả hành vi của A đều được Camera của Công ty ghi lại và có người làm chứng. Tài sản được xác định là dây đồng nhập khẩu dài 2,5m (được cắt từ hệ thống dây dài 35m), giá trị tương ứng là 22 triệu đồng (có báo giá và hóa đơn hợp lệ của bên bán) vừa được nhập về trước đó 15 ngày và chưa được sử dụng. Ngay trong đêm A được bàn giao cho Cơ quan Công an. Ngày 19/5/2015, A được trả về nhà và bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Ngày 21/5/2015 Công ty X ra quyết định tạm đình chỉ công việc với A trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày 21/5/2015 và giải quyết chế độ theo luật định. Mặc dù vậy, từ đó đến nay phía cơ quan Công an không thông báo cho Công ty X bất kỳ thông tin nào liên quan đến vụ việc của A.

Nay, Công ty X muốn ra quyết định sa thải A vì hành vi trên (Nội quy lao động của Công ty quy định: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô hoặc có các hành vi khác nhằm chiếm đoạt tài sản của Công ty có giá trị từ 200.000đ trở lên sẽ bị xử lý kỷ luật sa thải và chịu trách nhiệm vật chất theo quy định). Tuy nhiên, ý định của Công ty X lại vướng quy định tại điểm c, khoản 4 Điều 123 BLLĐ 2012 (dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 126). Tức là không được xử lý kỷ luật Người lao động có hành vi vi phạm khi chưa có kết luận của cơ quan điều tra.

Dựa vào tình huống trên, tôi muốn hỏi:

Thứ nhất: Trong thời gian chưa có kết luận của cơ quan điều tra, Công ty X có thể áp dụng biện pháp nào khác đối với A hay không? Vì chưa có kết luận nên không thể áp dụng kỷ luật sa thải được, trong khi A không chủ động bồi thường.

Thứ hai: Giả sử, sau khi có kết luận của cơ quan điều tra và A bị phạt tù, thì việc xử lý kỷ luật và yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất đối với A sẽ được giải quyết ra sao, khi mà A ở trong tù thì Công ty không thể gửi thông báo hoặc gửi được thông báo nhưng A không ký xác nhận, kéo theo hệ quả Công ty không triệu tập phiên họp xử lý kỷ luật được. Đó là chưa kể đến vấn đề hết thời hiệu xử lý. Ngoài ra, nếu A ngồi tù và không hợp tác trong việc bồi thường thì Công ty X cũng không thể kiện dân sự yêu cầu A bồi thường được hoặc nếu được thì cũng phải  trải qua thời gian khá dài.

Tóm lại là với tình huống như trên, các Anh/Chị nào đã trải qua hoặc có phương án tối ưu, hợp pháp thì mong nhận được sự góp ý, chia sẻ tích cực từ các Anh/Chị.

Xin cảm ơn!

  •  25489
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…