DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật

Rủi ro khi là người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên NĐDTPL phải biết những điều dưới đây:

1. Nghĩa vụ đối với Công ty

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ nêu trên.

 

Người đại diện theo pháp luật được quyền ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần ủy quyền hoặc chấp thuận nào – nói cách khác, quyền đại diện cho doanh nghiệp của người đại diện theo pháp luật là vô hạn (trừ trường hợp giữa chủ doanh nghiệp và người đại diện có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác). Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.

Chính vì điều này mà việc ký tên, đóng dấu vào các giấy tờ, biên bản, hợp đồng sẽ vô cùng nguy hiểm

2. Rủi ro tài chính

Những người chủ thực có thể thuê hoặc nhờ bạn là thành viên/cổ đông trong công ty nhưng không thực hiện góp vốn (nhưng về nguyên tắc thì những người này sẽ liên đới chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài chỉnh của công ty

3. Các hoạt động kinh doanh trái phép.

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, nếu như doanh nghiệp có hành vi kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không trung thực thì sẽ bị phạt tiền từ 10 -15 triệu đồng. Ngoài ra, nếu với tư cách là người góp vốn (dù thực tế không hề góp vốn), người đại diện theo PL sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn cam kết góp vào công ty theo quy định tại điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 (Mô hình công ty TNHH)

Nếu công ty kinh doanh thua lỗ hay có hành vi trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh trái phép Là người đại diện trong tố tụng  sẽ phải thực hiện các các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại khoản 1 điều 13 và điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014 về trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước trọng tài, tòa án về các nghĩa vụ giải trình, nộp phạt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự nếu có.

Ngoài những rắc rối trên, NĐDTPL là người xử lý những giấy tờ, hồ sơ, gặp gỡ đối tác hoặc những người khác ,...vì vậy những ai đã đang và có ý định là NĐDTPL thì cần trang bị và cân nhắc kỹ lưỡng Người nhờ có đáng tin không? Tài sản họ nhờ bạn đứng tên do đâu mà có? Giấy tờ đứng tên có hợp pháp không?, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty, mô hình doanh nghiệp….để tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.

>>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

>>> Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

  •  20652
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…