DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Rảnh rỗi sinh viết lách

 

Ngồi café đợi khách hàng, mãi vẫn chưa tới, buồn buồn lấy máy ra ngồi viết vớ vẩn. Mà cái từ “khách hàng” nó ngộ ghê ta, để chung thì nó rất là đoàng hoàng, nghiêm chỉnh: đợi khách hàng, tách ra một cái: “đợi khách” với “đợi hàng” nghe nó ghê ghê thế nào ấy.

Có thể bạn đã nghe kể hoặc đọc được câu chuyện này ở đâu đó: Một phòng tắm công cộng nữ bị cháy, chị em hoảng loạn ù té chạy ra ngoài. Mọi người được phen trố mắt. Phần đông vừa chạy vừa lấy hai tay che những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, chỉ một số ít chị em là lấy hai tay che mặt. 
Còn tin này tôi đọc được trên báo: Nhà kia gần ngay đường lớn có 2 lớp khóa: khóa cửa và khóa cổng. Khóa toàn là loại hiện đại với vật liệu thép đặc biệt chống cắt, chống cả lửa hàn xì nhiệt độ cao nên rất yên tâm. Sáng nọ ngủ dậy thấy nhà cửa bị trộm dọn sạch trơn. Điều bất ngờ là trộm đã không cắt được khóa nhưng chúng đã cắt đứt vết hàn giữa thanh sắt mà ổ khóa móc vào với cánh cổng, cánh cửa sắt. Những vết hàn này vốn rất mỏng manh và dễ đứt gãy.

Bình loạn bài học từ hai câu chuyện trên là: Hãy quan tâm đến mấu chốt của vấn đề. Câu chuyện đầu: khi chị em chạy ra ngoài, người họ không một mảnh vải che thân, cảm thấy rất xấu hổ với những người đi đường. Do đó, họ che các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như một phản xạ tự nhiên nhưng cái cần che nhất là mặt thì đa số lại không làm. Bởi lẽ dù che được các bộ phận nhưng lỡ thằng “đểu” nào nó quay cờ líp nó tung lên mạng, cái mặt mình chình ình ra đó đúng là “bách nhục”, không đỡ nổi. Những chị, em thông minh là những người đã dùng tay bưng mặt chạy vì lỡ có bị nhìn thấy mấy chỗ khác thì cũng có sao đâu, biết ai là ai. 
Ở câu chuyện thứ 2: Cứ nghĩ khóa thế là an toàn nhưng lại quên để ý những chỗ khác. Ăn trộm dĩ nhiên nó để ý đến cái ổ khóa đầu tiên nhưng đó không phải là mục tiêu số một của nó. Mục tiêu số một của tên ăn trộm là làm sao đột nhập được vào nhà để khoắng đồ. Vì vậy nó sẽ tìm mọi cách để vào: khoét tường, đào hầm, đột nhập từ trên mái nhà xuống, leo qua lỗ thông gió… xì đứt thanh thép móc ổ khóa chứ không cắt khóa trong câu chuyện này cũng là một giải pháp cực kỳ thông minh của tên trộm. Nhiều gia đình cứ nghĩ bỏ 1 đống tiền mua những ổ khóa cực tốt là yên tâm rồi nhưng khi đi ngủ xong sáng ra lại thấy nhà... trống trống. Gần nơi tôi ở đã có vụ trộm vào ban đêm khi gia đình chủ nhà đi vắng: đám trộm không cắt được ổ khóa nhưng đã bẩy tung bản lề của cánh cổng, dỡ cả cánh cổng ra đưa ô tô vào sân để... dọn nhà. Vậy nên trong trường hợp này, mấu chốt vấn đề của bạn là bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng của mình chứ không phải là chăm chăm tập trung vào cái cánh cửa và cái ổ khóa. Khi xác định được mấu chốt vấn đề, bạn sẽ có giải pháp triệt để xử lý nó: Xem thử tất tần tật trong nhà, chỗ nào trộm có thể đột nhập vào chứ không phải chỉ là mỗi ổ khóa cổng, xem thử khóa như thế đã an toàn chưa, có cách nào có thể phá không?, nuôi 1 đống chó, cọp, beo sư tử quanh nhà. Lỡ ăn trộm có đánh bả chết chó thì cọp beo nó sẽ sủa lên báo động...

Nhân 2 mẩu chuyện trên đá qua chuyện pháp lý tí. Tôi không phải là luật sư chuyên nghiệp về tố tụng, thỉnh thoảng mới đi tòa một hai vụ nên không dám “múa rìu qua mắt thợ”. Tuy nhiên, Luật sư đi tranh tụng thường là nằm ở 1 trong hai phía: bên này hoặc bên kia: bảo vệ bị đơn hoặc bảo vệ nguyên đơn, bào chữa cho bị can hoặc bảo vệ người bị hại, đôi khi bảo vệ người có quyền nghĩa vụ liên qua… Nhưng dù "nằm" ở đâu đi chăng nữa, luật sư tranh tụng đều sẽ phải đấu tranh với 1 thế lực khác để bảo vệ cho thân chủ của mình (nghĩa là có mâu thuẫn về lợi ích với đối phương). Điều này khác với luật sư tư vấn là thường thiên về góp ý, hướng dẫn, dự báo rủi ro… cho khách hàng. Luật sư tranh tụng luôn ở trong trạng thái “tấn công” hoặc “bị tấn công”. Ví dụ trong Tố tụng dân sự, khi bảo vệ quyền lợi nguyên đơn thì luật sư trong trạng thái tấn công bị đơn để giành phần thắng, ngược lại khi bảo vệ quyền lợi cho bị đơn thì luật sư trong trạng thái phòng thủ sự tấn công của bên nguyên đơn và cũng có thể tấn công ngược lại (phản tố). Trong những cuộc “tấn công” và “bị tấn công” như vậy, mấu chốt của vấn đề đôi khi lại nằm ngoài các sự kiện mà 2 bên đang tập trung hết sức lực và sự chú ý vào. Như cái chuyện “ổ khóa” và “đột nhập vào nhà”, nếu bên tấn công mà quá tập trung vào cái ổ khóa (nơi tập trung sự phòng thủ tốt nhất) cứ mãi tấn công vào đó thì sẽ mất nhiều sức lực và có thể gặp thất bại. Tuy nhiên, nếu họ bỏ qua nơi phòng thủ chắc chắn nhất ấy, tìm kiếm một giải pháp khác như đào hầm, trổ nóc nhà hoặc sáng tạo hơn là đập gãy chổ móc ổ khóa chẳng hạn… để đột nhập vào nhà thì sẽ thành công. Còn bên phòng thủ, nếu cứ ỷ y vào sự phòng thủ vững chắc của mình trước sự tấn công của đối phương thì có ngày sẽ bị "mất trộm". Bởi lẽ nhiều đối phương cao thủ sẽ ra đòn “dương đông kích tây”, tưởng như sẽ đột nhập vào trước nhà để cho gia chủ có bao nhiêu khóa, chó, camera đem ra đằng trước hết rồi đột nhập ở chỗ khác. Gia chủ yên tâm ăn no ngủ kỹ rồi sáng dậy thấy nhà… thiêu thiếu cái gì đó mà chưa nhớ ra.

Phòng thủ thì bao giờ cũng khó hơn tấn công, bởi vậy làm nhiệm vụ phòng thủ luật sư phải xác định được điểm cốt lõi của vấn đề là gì và lường ra hết tất cả các tình huống có thể xảy đến để tìm biện pháp ứng phó. Còn các “em thiếu nhi” hãy nhớ luôn luôn lấy tay che mặt thay vì che mấy chỗ khác khi cởi truồng chạy lông nhông ngoài đường, và nữa, nếu không thể nào cắt được ổ khóa thì hãy tìm khác để đột nhập vào ngôi nhà mà không cần đụng đến ổ khóa.

  •  16083
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…