DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ranh giới giữa nói xấu và nói sự thật: quá mỏng manh!

Dạo gần đây, báo chí đưa tin lên án nhiều vụ về việc xâm hại đến hình ảnh cá nhân, điển hình như vụ Thánh Cô Cô Bóc, rồi sẽ ngăn chặn các tin bôi nhọ, nói xấu cán bộ nhà nước…

Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới, trong dư luận xã hội đều lên án cái xấu và đề cao cái đẹp. Có điều sẽ lên án mạnh mẽ nếu 1 người có quá nhiều cái xấu so với cái đẹp theo chuẩn mực của mỗi xã hội đặt ra đồng thời đó là người mà được nhiều người biết đến. Người ta thường bảo “Người nổi tiếng sống vì dư luận” quả thật chẳng sai!

Nhưng các bạn thử nghĩ xem, trong cuộc sống này, không có ai là hoàn hảo cả, có người tốt ở mặt này, nhưng lại xấu ở mặt khác. Không thể nói rằng người đó đều tốt toàn diện. Đó là một chân lý và được thừa nhận từ rất lâu.

 Bộ luật hình sự 1999 có quy định như sau:

Điều 122. Tội vu khống

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a)  Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nghĩa là theo quy định pháp luật, việc nói xấu, bôi nhọ người khác có thể bị phạt tù, thế nhưng không bị phạt tù nếu như bạn nói ra sự thật về cái xấu. Phải không?

Nói trên lý thuyết thì dễ, nhưng trên thực tế để phân biệt giữa nói xấu và nói ra sự thật về cái xấu thì rất là khó.

Ví dụ trường hợp này nhé!

Chị A là người nổi tiếng được công chúng mến mộ, mọi người biết đến chị A bởi vẻ đẹp toàn diện tài, sắc và cả đức tính. Nhưng đó chỉ là bề nổi trước công chúng, bên trong chị A cũng có 1 số điểm xấu  và nếu là người bình thường nó cũng không quá nghiêm trọng. Vì chị A là người nổi tiếng nên mọi thứ phải hoàn hảo, thế là chị ém lại những chuyện xấu. Khi tình cờ chị B phát hiện điều đó và đem ra trước công chúng.

Vậy trường hợp này chị B có vi phạm pháp luật không?

Nhiều câu chuyện xảy ra gần đây, mình không phải là người trong cuộc nên cũng không biết ai đúng – ai sai, thế nhưng cũng không thể kết luận ngay hay lên án ngay đó là nói xấu, là bôi nhọ và phạt theo quy định pháp luật.

Cần có cái nhìn một cách công bằng để phân biệt đâu là nói xấu và đâu là nói ra sự thật để có thể phán xét đúng người, đúng tội, nếu không khả năng xảy ra oan sai là rất cao.

  •  11851
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…