DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về việc "Tranh chấp về thừa kế tài sản" của bà Lê Thị Kim Trang

Số hiệu

32/2010/DS-GĐT

Tiêu đề

Quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự về việc "Tranh chấp về thừa kế tài sản" của bà Lê Thị Kim Trang

Ngày ban hành

16/08/2010

Cấp xét xử

Giám đốc thẩm

Lĩnh vực

Dân sự

 

……

Ngày 16 tháng 8 năm 2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án dân sự “tranh chấp về thừa kế tài sản”giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

1. Bà Lê Thê Kim Trang, sinh năm 1956; trú tại: 1216/13 đường 30/4, phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Riạ- Vũng Tàu.

2. Bà Lê Thị Kim Dung, sinh năm 1958; trú tại: 62 đường Phước Thắng, phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-vũng Tàu.

 Bi đơn: ông Lê Minh Tâm, sinh năm 1960; trú tại: 54 đường Phước Thắng, phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Người có quyền lơi, nghĩa vu liên quan:

1. Ông Lê Minh Khuê, sinh năm 1941; trú tại: 159 North New lersey Ave Atlantic City NJ 08401-USA.

2. Ông Lê Minh Chí, sinh năm 1950; trú tại: 8617 Chestnut Ridge Dr.Laurrel MD 20707-USA.

      3. Bà Lê Thị Ngọc Lan, sinh năm 1944; trú tại: 160/4/3 Hoàng Hoa Thám, phương 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

     4. Bà Lê Thị Kim Ngọc, sinh năm 1953; trú tại; khu phố 1, Phú Thọ 1, Ninh Diêm, Ninh Hòa, Khánh Hòa.

     5.  Ông Lê Minh Khánh, sinh năm 1963; trú tại: 54 đường Phước Thắng, phường 12, thanh phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

     6.   Ông Bùi Văn Khuê, sinh năm 1973; trú tại: 17/5/2 khu phố 4, hẻm Nguyễn Gia Thiếu, phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

 

NHẬN THẤY:

Theo đơn khởi kiện ngày 08/11/2004  và các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ vụ án do nguyên đơn xuất trình thì:

Vợ chồng cụ Lê Quang Phúc (chết tháng 11/1975) và cụ Vũ Thị Tiềm (chết ngày 03/12/2003) có 8 người con chung là ông Lê Minh Khuê, bà Lê Thỉ Ngọc Lan, ông Lê Minh Chí, bà Lê Thị Kim Ngọc, bà Lê Thị Kim Trang, bà Lê Thị Kim Dung, ông Lê Minh Tâm và ông Lê Minh Khánh.

Năm 1972 gia đình cụ Phúc đến Vùng Tàu sinh sống. Ngày 26/7/1973 Nha tuyên úy Phật giáo cấp cho cụ Phúc, cụ Tiềm 1 lô đất dân tích 400m2 (kích thước 20mx20m) để làm nhà ở. Tháng 11/1975 cụ Phúc chết, quá trình sử dụng sau đó cụ Tiềm và các con lấn rộng thêm ra xung quanh, nên diện tích đất hiện nay tổng cộng là 8.505m2 gồm 2 lô:

Lô thứ nhất có diện tích 3.080m2, thửa số 675 tại hẻm Nguyễn Gia Thiều, phường 12, thành phố Vũng Tàu. Lô đất này, cụ Tiềm được ủy ban nhân dân thanh phố Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26/9/2003 (diện tích 400m2 đất cụ Phúc, cụ Tiềm được cấp ban đầu nằm trong lô đất này) và năm 2003 cụ Tiềm đã chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Khuê 80m2, ông Khuê đã làm nhà kiên cố để ở, nhưng chưa sang tên, trước bạ.

Lô thứ hai có diện tích 5.425m2, thửa 178 và thửa 851 tại số 54 đường Phước Thắng, phường 12, thành phố Vũng Tàu. Lô đất này, ông Tâm được ủy ban tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 18/12/2000 và hiện nay ông Tâm đang quản lý, sử dụng 4.374m2, bà Trang quản lý, sử dụng 1.051m2

Ngày 20/11/2003, cụ Tiềm lập di chúc (có công chứng chứng thực) cho ông Tâm lô đất thứ nhất. Ngày 03/12/2003, cụ Tiềm chết.

Bà Trang và ba Dung khởi kiện cho rằng trong lô đất thứ nhất thì tài sản chung của cụ Phúc, cụ Tiềm chỉ là 400m2, diện tích đất còn lại là do các ông, bà cùng cụ Tiềm khai phá, lấn rộng ra xung quanh, vì vậy, việc cụ Tiềm lập di chúc cho ông Tâm lô đất này là không đúng; hơn nữa khi lập di chúc cụ Tiềm bị điếc và lú lẫn, nên đi chúc này không hợp pháp. Đối với lô đất thứ 2, ông Tâm tự ý kê khai đứng tên là không đúng. Do đó, đề nghị Tòa án chia thừa kế cả hai lô đất trên theo quy định của pháp luật; đối với diện tích đất cụ Tiềm, ông Tâm đã chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Khuê thì yêu cầu ông Bùi Văn Khuê trả lại, ông Tâm có trách nhiệm trả lại tiền cho ông Khuê.

Ông Tâm thừa nhận diện tích đất cụ Phúc, cụ Tiềm được cấp ban đầu là 400m2, diện tích đất còn lại do cụ Tiềm và các ông, bà khai phá thêm. Theo ông Tâm lô đất thứ nhất cụ Tiềm đã lập di chúc cho ông; còn lô đất thứ hai, năm l989, cụ Tiềm định xuất cảnh, nên làm thủ tục chuyển nhượng cho ông, khi không xuất cảnh được cụ Tiềm không lấy lại và đồng ý để ông kê khai, được ủy ban tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 18/12/2000; hiện nay ông quản lý, sử dụng 4.374m2, bà Trang quản lý, sử dụng 1.051m2. Do đó, theo ông Tâm cả hai lô đất trên đều thuộc quyền quản lý, sử dụng của ông, nên không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của các nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, ông Tâm còn có yêu cầu phản tố (thể hiện tại biên bản hòa giải ngày 23/6/2006, đơn của ông Tâm đề ngày 17/7/2006 và biên bản phiên tòa sơ thẩm ngày 17/7/2006) cho rằng lô đất thứ hai ông mới chuyển nhượng cho bà Trang 100m2 giá 30.000.000 đồng năm 2003; còn lại 951m2 ông chỉ tạm giao cho bà Trang sử dụng theo ý của cụ Tiềm khi cụ Tiềm còn sống, nên yêu cầu bà Trang trả lại.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Lê Minh Chí và bà Lê Thị Kim Ngọc đề nghị Tòa án chia thừa kế, ông Chí không nhận kỷ phần của mình mà đề nghị chia đều cho các anh, chị em; bà Ngọc nhường kỷ phần của mình cho ông Lê Minh Khánh.

- Bà Lê Thị Ngọc Lan đề nghị Tòa án giải quyết theo pháp luật.

- Ông Bùi Văn Khuê cho rằng khi nhận chuyển nhượng 80m2 đất của cụ Tiềm, ông đã trả đủ tiền, đã nhận đất và xây dựng nhà ở ổn định, nên không đồng ý trả lại, đồng thời yêu cầu Tòa án công nhận quyền sử dụng đất cho ông.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 13/2006/DSST ngày 17/7/2006, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu quyết định:

1. Chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị Kim Trang, Lê Thị Kim Dung Lê Thị Kim Ngọc và ông Lê Minh Chí về việc chia thừa kế và tài sản chung là quyền sử dụng đất, bác yêu cầu phản tố của ông Lê Minh Tâm về việc đòi bà Trang giao trả diện tích đất 1.051m2, chia thừa kế và tài sản chung như sau:

a. Xác định tờ di chúc của cụ Vũ Thị Tiềm lập ngày 20/11/2003 về việc định đoạt diện tích đất 3.080m2 cho ông Lê Minh Tâm là không có hiệu lực pháp luật.

b. Xác định diện tích đất 200m2 nằm trong diện tích 3.080m2 hiện cụ Tiềm đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản của cụ Lê Quang Phúc chưa chia là tài sản chung của các thừa kế của cụ Phúc.

Xác định thừa kế của cụ Phúc gồm 8 người con là:

1- Lê Minh Khuê, sinh năm 1941.

2- Lê Thị Ngọc Lan, sinh năm 1944.

3- Lê Minh Chí, sinh năm 1950.

4- Lê Thị Kim Ngọc, sinh 1953.

5- Lê Thị Kim Trang, sinh năm 1956 .

6- Lê Thị Kim Dung, sinh năm 1958.

7- Lê Minh Tâm, sinh năm 1960

8- Lê Minh Khánh, sinh 1963.

Ghi nhận việc ông Chí đồng ý cho tất cả các anh, chị em phần được hưởng và bà Ngọc nhường phần được hưởng cho Lê Minh Khánh.

Chia cụ thể như sau: 200m2: 7= 28,57m2.

+ Ông Lê Minh Khánh được quyền sử dụng diện tích 57m2.

+ Bà Trang, bà Dung, ông Tâm, bà Lan và ông Khuê mỗi người được quyền sử dụng diện tích đất 28,57m2 giao phần của ông Khuê cho ông Tâm được quyền sử dụng, nên ông Tâm được quyền sử dụng diện tích đất 57m2 và ông Tâm có trách nhiệm thanh toán đại bằng tiền cho ông Khuê là 6.856.800 đồng khi có yêu câu.

+ Đối với phần ông Khánh được hưởng 57m2 giao cho ông Tâm đại diện đứng tên cho ông Khánh trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c. Xác định tài sản chung của cụ Tiềm, bà Trang bà Dung, và Lan, và Ngọc, ông Tâm, ông Chí, ông Khánh là diện tích đất 8.105m2 trong đó:

* Phần tài sản của cụ Tiềm là 5.425m2, công nhận như sau:

- Ông Tâm được quyền sử dụng diện tích đất 4.274m2 thửa 158 tờ bản đồ số 50.

- Bà Trang được quyền sử dụng diện tích đất 1.151m2 còn lại.

(Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01351/QSDĐ/636/QĐ-UB ngày 18/12/2000 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp cho hộ ông Lê Minh Tâm và theo sơ đồ vị trí do Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu lập ngày 11/5/2005 và phòng địa chính thành phố Vũng Tàu lại ngày 27/10/2000) .

Phần tài sản chung còn lại của 7 người gồm: bà Trang, bà Dung, bà Lan, bà Ngọc, ông Tâm, ông Chí, ông Khánh và 2.680m2 trong diện tích đất 3.080m2:

- Ghi nhận việc ông Chí giao phần của mình cho các anh, chị em nên tài sản chung chia làm 6phần, mỗi phần là 446,66m2.

- Ghi nhận việc bà Ngọc giao phần của bà Ngọc cho ông Khánh được hưởng, nên ông Khánh được hưởng là 893,3m2, giao cho ông Tâm đại diện đứng tên cho ông Khánh trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

* Xác định 200m2 đây tại thửa có diện tích 3.080m2 là di sản của cụ Tiềm di sản này dùng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho diện tích đất đã bán cho ông Khuê và mở lôi đi là 350m2, diện tích đất còn thiếu 150m2 thì trừ đi của ông Tâm 118m2 và bà Trang 32m2 trong diện tích đất được chia tài san chumg tại thửa 3.080m2 nên trên, nên ông Tâm còn được chia tài sản chung là 446,66m2- 118m2= 328,66m2; bà Trang được chia là 446,66-32=414,66m2.

* Từ những phân tích trên, xác định diện tích đất các đương sự được quyền sử dụng trong diện tích 3 .080m2 đất như sau:

Ông Tâm được sử dụng diện tích đất 385,66m2 (446,66m2+57m2-118m2) và đại diện đứng tên cho ông Lê Minh Khánh diện tích đất 950,3m2 (893,3m2+57m2).

-  Bà Trang được sử dụng diện tích đây 443,23m2 (446,66m2+28,57m2- 32m2)

- Bà Lan, và Dung mỗi người được sử dụng diện tích đất 5,23m2(446,66m2+28,57m2)

-  Công nhận cho ông Bùi văn Khuê được quyền sử dụng diện tích đất 80m2 (ngang 4mx dài 20m) và được đi lôi đi chung ngang 4m phía trước nhà ra hẻm Nguyễn Gia Thiều (Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00039/P12/QSDĐ/2857/QĐ-UB ngày 26/9/2003 của UBND thành phố Vung Tàu cấp cho hộ cụ Vũ Thị Tiềm, vị trí theo biên bản xác minh tại chỗ lập ngày 05/7/2006 của TAND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và móc giới do Hội đồng xét xử xác nhận tại phiên tòa, kèm theo).

Chia thực tế vị trí, tứ cận diện tích 3.080m2 đất như sau:

- Bà Lan, bà Trang, bà Dung được đứng tên quyền sử dụng diện tích đất, có tứ cận: Bắc giáp đất ông Tâm dài 20m; Nam giáp hẻm Nguyễn ra Thiều dài 24,2m; Đông giáp đất ông Nhâm dài 65,4m; Tây giáp lôi đi chung 04 m, dài 67m.

- Ông Tâm được đứng tên phần đất của ông Tâm 385,66m2 và đại diện đứng tên cho ông Khánh quyền sử dụng diện tích đất 914,34m2 (trừ diện tích đất 80m2 đã chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Khuê) có tứ cận : Bắc giáp đất ông Tâm, dài 20m; Nam giáp hẻm Nguyễn Gia Thiều dài 20m; Đông giáp mí đi chung 04m, dài 68m; Tây giáp đất bà Ngọ (Song) dài 70m.

Như vậy, chia thực tế thì ông Khánh được hưởng diện tích đất ít hơn phần được hưởng là 36m2, nên bà Trang, bà Dung và bà Lan phải thanh toán lại phần thực tế đã nhận chênh lệch cho ông Khánh theo giá trị bằng tiền là 8.640.000 đồng

Các đương sự có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được quyền sử dụng đất nêu trên theo quy định của pháp luật.

Kiến nghị ủy ban nhân dân có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận quyển sử dụng đất theo nội dung quyết định nêu trên.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí, chi phí định giá, trách nhiệm do chậm thi hành án và thông báo quyền kháng cáo của các đương sự.

 Ngày 18/7/2006, bà Ngọc kháng cáo yêu cầu được chia bằng hiện vật.

Ngày 25/7/2006, ông Tâm kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 431/2006/DSPT ngày 09/10/2006, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

1. Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông Lê Minh Tâm và yêu cầu kháng cáo của bà Lê Thị Kim Ngọc, sửa một phần bản án sơ thẩm.

- Xác định tờ di chúc của cụ Vũ Thị Tiềm lập ngày 20/11/2003 về việc định đoạt 3 .080m2 đất cho ông Lê Minh Tâm có hiệu lực pháp luật một phần :

- Xác định thừa kế của cụ Lê Quang Phúc gồm 8 người con và cụ Vũ Thị Tiềm (vợ cụ Phúc).

- Chấp nhận 1 phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị Kim Trang, Lê Thị Kim Dung về việc chia thừa kế và tài sản chung quyền sử dụng đất.

Bác yêu cầu phản tố của ông Lê Minh Tâm về việc đòi bà Trang giao trả diện tích 1.051m2 đất. Chia thừa kế và tài sản chung như sau:

Ông Lê Minh Tâm được quyền sử dung 4.274m2 đất thửa số 158, tờ bản đồ số 50.

Bà Trang được quyền sư dụng điện tích 1.151m2 đây còn lại (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 01315/QSDĐ 6361.QĐ-UB ngày 18/12/2000 cua ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp cho hộ ông Lê Minh Tâm và theo sơ đồ vị trí do trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập ngày 27/5/2005 và phòng địa chính thành phố Vũng Tàu lập ngày 27/10/2000).

Ông Lê Minh Tâm được quyền sử dụng 860,89m2 và đứng tên ông Lê Minh Khánh 475,23m2 đất.

Có trách nhiệm hoàn trả cho bà Lê Thị Kim Ngọc 113.198.400 đồng.

Có trách nhiệm thanh toán cho ông Lê Minh Khuê 6.000.000 đồng khi ông Khuê có đơn yêu cầu.

Được bà Trang, bà Lan, bà Dung, ông Khánh hoàn trả mỗi người 856.800 đồng.

- Bà Lê Kim Trang được quyền sử dụng 443,23m2 đất.

- Bà Lê Thị Ngọc Lan, bà Lê Thị Kim Dung mỗi ngưòi được sử dụng diện tích 475,23m2 đất.

Bà Trang bà Lan, bà Dung có trách nhiệm hoàn trả cho ông Tâm mỗi người 856.000 đồng.

Công nhận ông Bùi Văn Khuê được quyền sử dụng diện tích 80m2 đất (ngang 4m, dài 20m) và được đi lôi đi chung ngang 4m phía trước nhà ra hẻm Nguyễn Gia Thiều (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 00039/P12/2857/QĐ-UB ngày 26/9/2003 cua ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu cấp cho hộ cụ Vũ Thị Tiềm, vị trí theo biên bản xác minh tại chỗ lập ngày 4/71/2006).

 * Chia thực tế vị trí tứ cận diện tích 3.000m2 đất như sau:

- Bà Lan, bà Trang, bà Dung đứng tên quyền sử dụng đất có tứ cận: Bắc giáp đất ông Tâm dài 20m; Nam giáp hẻm Nguyễn Gia Thiều dài 24,2m2 Đông giáp đất ông Nhâm dài 65,4m; Tây giáp lôi để chung 4m, dài 67m.

- Ông Tâm được đứng tên phần đất của ông Tâm 860,89m2 và đại diện cha ông Khánh đứng tên quyền sử dụng diện tích 439,23m2 (trừ diện tích đất 80m2 chuyển nhượng cho ông Khuê) có tứ cận: Bắc giáp đất ông Tâm dài 20m; Nam giáp hẻm Nguyễn Gia Thiều; Đông giáp lối đi chung; Tây giáp đất bà Ngọ.

Như vậy, chia thực tế ông Khánh được hưởng ít hơn phần được hưởng là 36m2 nên bà Trang, bà Dung, bà Lan phải thanh toán tại phần thực tế đã nhận chênh lệch cho ông Khánh theo giá trị bằng tiền mỗi người là 8.640.000 đồng.

Ông Khánh phải hoàn trả cho ông Tâm 856.800 đồng.

- Các đương sự có trách nhiệm liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được quyền sử dụng đất theo nội dung quyết định trên.

- Kiên nghị ủy ban nhân dân có thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đây theo nội dung quyết định trên.

Ngoài ra, Tòa án cắp phúc thẩm còn quyết định về án phí, chi phí định giá và trách nhiệm do chậm thi hành án.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Tâm khiếu nại.

Tại quyết định số568/2009/KN-DS ngày 05/9/2009 , Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị bản án dân sự phúc thẩm nêu trên, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy bản án dân sự sơ thẩm số 13/2006/DSST ngày 17/7/2006 của TAND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xét xử sơ thẩm lại, với nhận định :

Căn cứ các tài liệu có trong hổ sơ vụ án thì vợ chồng cụ Lê Quang Phúc và cụ Vũ Thị Tiềm có 8 người con chung là ông Lê Minh Khuê, bà Lê Thị Ngọc Lan, ông Lê Minh Chí, bà Lê Thị Kim Ngọc, bà Lê Thị Kim Trang, bà Lê Thị Kim Dung, ông Lê Minh Tâm là ông Lê Minh Khánh. Năm 1972, vợ chồng cụ Phúc nên Vũng Tàu sinh sống và ngày 26/7/1973 được Nha Tuyên úy Phật giáo cấp cho 1 lô đất diện tích 400m2 (20mx20m) để làm nhà ở. Tháng 11/1975 cụ Phúc chết không để lại di chúc. Sau khi cụ Phúc chết thì cụ Tiềm cùng các con khai phá thêm nên diện tích đất là 8.505m2 gồm 3 thửa số 675, 178 và 851.

Thưả số 675 có diện tích là 3.080m2, ngày 26/9/2003 cụ Tiềm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó cụ đã chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Khuê 80m2 đất, ngày 20/11/2003 cụ Tiềm lập di chúc để lại cho ông Lê Minh Tâm.

Thửa số 178 và thửa 851 có diện tích 5.425m2 ngày 18/12/2000 hộ ông Lê Minh Tâm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày 03/12/2003 cụ Tiềm chết, sau đó ngày 08/11/2004, bà lê Thị Kim Trang và bà Lê Thị Kim Dung khởi kiện cho rằng tài sản chung của cụ Phúc và cụ Tiềm là 400m2 (hiện thuộc thửa 675), diện tích đất còn lại là do cụ Tiềm cùng các con khai phá; tứ đó, yêu cầu chia thừa kế tài sản của cha, mẹ và yêu cầu chia tài sản chung. Bị đơn ông Lê Minh Tâm (là người quản lý đất cho rằng thửa đất 178, 851 là của vợ chồng ông vì vợ chồng ông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; còn thửa 675 là của cụ Tiềm và cụ Tiềm đã lập di chúc cho ông, nên không đồng ý chia thừa kế và chia tài sản chung theo yêu cầu của các nguyên đơn.

Căn cứ các tài liệu có tại hồ sơ vụ án thì diện tích 5.425m2 đất có tranh chấp tại thửa 178 và thửa 851, ngày 18/12/2000 ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình do ông Lê Minh Tâm đại diện; theo sổ hộ khẩu thì gia đình ông Tâm gồm có ông Tâm, vợ và con của ông Tâm là bà Đàm Thị Ánh Hồng và chị Lê Ánh Nguyệt; lẽ ra, khi giải quyết vụ án phải đưa bà Hồng và chị Nguyệt vào tham gia tô tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không đưa những người trên vào tham gia tôi tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục không đảm bảo được quyền lợi của họ.

 Thực tế, diện tích đất có tranh chấp hiện nay là 8.505m2; trong đó vợ chồng cụ Phúc, cụ Tiềm được Nha Tuyên úy Phật giáo cấp ngày 26/7/1973 chỉ là 400m2 (20mx20m), còn lại là diện tích đất do khai phá, mở rộng. Theo ông Tâm thì ông Lê Minh Khuê có gia đình và ở tại huyện Đức Hò, tỉnh Long An từ năm 1968, năm 1975 ông Khuê đi cải tạo và sau đó xuất cảnh đi Hoa Kỳ; ông lê Minh Chí thì đi cải tạo từ năm 1978- 1981 , sau đó vượt biên sang Hoa Kỳ; bà Lê Thị Kim Trang thì kết hôn là về ở nhà chồng từ năm 1975; còn ông Lê Minh nhánh thì bị bệnh, mất khả năng lao động do đó, ông Tâm cho rằng những người trên không có công sức đóng góp vào việc khai phá, mở rộng đất. Trong trường hợp này, lẽ ra cần xác minh làm rõ diện tích đất khai phá, mở rộng thêm từng thời kỳ, công sức đóng góp của từng người thì mở đủ cơ sở xác định quyền là có thể của từng người đối với diện tích đất mở rộng thêm. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định 400m2 đây là tài sản chung của cụ Phúc, cụ Tiềm để chia là có căn cứ, nhưng chưa xác minh làm rõ công sức đóng góp khai phá của từng người thừa kế mà xác định 7 người con của cụ Phúc, cụ Tiềm và cụ Tiềm đều có công trong việc khai phá, mở rộng đất; công sức đóng góp của 7 người con của cụ Phúc, cụ Tiềm ngang nhau từ đó giải quyết chia thừa kế và không đủ cơ sở.

Hơn nữa, trong thực tế vợ chồng ông Tâm ở cùng cụ Tiềm, có nhiều công sức bảo quản, tôn tạo đất, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét đến công sức ( của vợ con ông Tâm là chưa đảm bảo quyền là của họ)

 

XÉT THẤY:

Căn cứ các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì vợ chồng cụ Lê Quang Phúc và cụ Vũ Thị Tiềm có 8 người con chung là ông Lê Minh Khuê, bà Lê Thị ngọc Lan, ông Lê Minh Chí, bà Lê Thị Kim Ngọc, bà Lê Thị Kim Trang, bà Lê Thị Kim Dung, ông Lê Minh Tâm và ông Lê Minh Khánh. Năm 1972, hai cụ đến Vũng Tàu sinh sống và ngày 26/7/1973 được Nha Tuyên úy Phật giáo cấp 400m2đất (kích thước 20mx20m) để làm nhà ở. Quá trình sử dụng đất, sau khi cụ Phúc chết, cụ Tiềm và các con có khai phá thêm đất, nên diện tích hiện nay là 8.505m2 gồm 3 thửa số 675, 178 và 851. Thửa 675 diện tích 3.080m2 (trong đó có 400m2 cụ Phúc, cụ Tiềm được cấp), cụ Tiềm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 26/9/2003 và cụ Tiềm đã chuyển nhượng cho ông Bùi Văn Khuê 80m2 đất. Thửa 178 và thửa 851 có diện tích 5.425m2, hộ ông Lê Minh Tâm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 18/12/2000, hiện tại ông Tâm sử dụng 4.374m2, bà Trang sử dụng 1.051m2. Tháng 11/1975, cụ Phúc chết không để lại di chúc; ngày 20/11/2003 cụ Tiềm lập di chúc để lại cho ông Tâm thửa đất số 675; ngày 03/12/2003 cụ Tiềm chết. Ngày 08/11/2004 các nguyên đơn khởi kiện cho rằng tài sản chung của cụ Phúc, cụ Tiềm chỉ có 400m2; diện tích đất còn lại do cụ Tiềm cùng các con khai phá sau khi cụ Phúc chết; từ đó, yêu cầu chia thừa kế tài sản của cụ Tiềm, yêu cầu chia tài sản chung đối với tài sản của cụ Phúc và diện tích đất khai phá chung.

Ông Tâm cho rằng trong 8.505m2 đất thì cụ Phúc và cụ Tiềm chỉ được cấp 400m2, phần còn lại do cụ Tiềm, ông và một số anh chị khai phá vì ông Lê Minh Khuê có gia đình và sinh sống tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An từ năm 1968, năm 1975 ông Khuê đi cải tạo, sau đó xuất cảnh đi Hoa Kỳ; ông Lê Minh Chí thì đi cải tạo từ năm 1978-1981, sau đó vượt biên sang Hoa Kỳ; bà Lê Thị KimTrang thì xây dựng gia đình và về ở nhà chồng tại Khánh Hòa từ năm 1975; còn ông Lê Minh Khánh thể bị bệnh, mất khả năng lao động; do đó, ông Tâm cho rằng những người trên không có công sức đóng góp vào việc khai phá, mở rộng đất.Trong trường hợp này, lẽ ra phải xác minh làm rõ thời điểm cụ Tiềm và các con khai phá thêm đất, công sức đóng góp của từng người trong việc khai phá đất, đồng thời phải xem xét đến công sức của vợ chồng ông Im trong việc bảo quản, tôn tạo đất thì mới đủ cơ sở xác định quyền lợi cụ thể của từng người đối với diện tích đất mở rộng thêm. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh làm rõ vấn đề trên, nhưng đã xác định cụ Tiềm có công khai phá mở rộng thêm 5.425m2, còn lại do công sức khai phá của 7 người con của cụ Phúc, cụ Tiềm (trừ ông Lê Minh Khuê), công sức của 7 người con của 2 cụ là ngang nhau và không xem xét công sức của vợ chồng ông Tâm, để từ đó giải quyết chia thừa kế và chia tài sản chung là không đủ căn cứ và không phù hợp với thực tế.

Mặt khác, trên thực tế diện tích 5.425m2 đất thuộc thửa số 178 và thửa 851, ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho “Hộ Lê Minh Tâm” ngày 18/12/2000, trong khi cụ Tiềm đang còn sống. Trong trường hợp này, lẽ ra cần xác minh làm rõ khi ông Tâm kê khai án cấp giấy chứng quyền sử dụng đất, những người thừa kế khác có biết hay không, ý kiến của cụ Tiềm và những người thừa kế khác khi ông Tâm đăng ký kê khai và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Tâm có đúng quy định của pháp luật hay không thì mới đủ cơ sở xác định người có quyền sử dụng diện tích đất trên. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh, làm rõ những vấn đề trên, nhưng đã xác định diện tích đất trên thuộc quyền sử dụng của cụ Vũ Thị Tiềm cũng là không đủ căn cứ.

Hơn nữa, theo trình bày của ông Tâm thì năm 2003, cụ Tiềm và ông (Tâm) có chuyển nhượng đất cho ông Bùi Văn Khuê, ông Bùi Văn Khuê mới thanh toán tiền cho diện tích nhận chuyển nhượng 80m2 (là diện tích nằm trong khuôn viên có nhà của ông Khuê hiện nay), còn diện tích đất làm lối đi 2 bên chưa có thỏa thuận chuyển nhượng. Trong khi đó, ông Khuê cho rằng cụ Tiềm, ông Tâm chuyển nhượng cho ông 80m2 đất và cam kết dành lối đi cho ông. Trong trường hợp này, lẽ ra cần xác minh làm rõ hai bên có thỏa thuận về diện tích đất dành làm lối đi hay không, nếu không thì cần căn cứ vào thực tế ai là người liên quan đến việc sử dụng lối đi chung để giải quyết trách nhiệm thanh toán giá trị lối đi chung mới đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác minh, làm rõ vấn đề trên, nhưng đã xác định khi chuyển nhượng đất hai bên cam kết có lối đi; từ đó, xác định diện tích lối đi chung khoảng 270m2 (ngang 4m, chạy dài từ trước nhà ông Khuê đến hẻm Nguyễn Gia Thiều) là chưa đủ cơ sở.

Ngoài ra, trong thực tế, diện tích 5.425m2 đất tại thửa số 178 và thửa 851, ngày 18/12/2000, ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Lê Minh Tâm. Theo sổ hộ khẩu thì gia đình ông Tâm gồm Tâm, vợ ông Tâm và 2 con là chị Đàm Thị Ánh Hồng và chị Lê Ánh Nguyệt, hiện tại cả hộ ông Tâm đang quản lý, sử dụng 2 thửa đất trên nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không đưa những người trên vao tham gia tố tụng là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không đảm bảo được quyền lợi của họ. Mặt khác, 2 trong số các đồng thừa kế trong vụ án là ông Lê Minh Khuê và ông Lê Minh Chí đang ở nước ngoài. Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện việc ủy thác tư pháp cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để lấy lời khai của ông Khuê và ông Chí; tuy nhiên, trong khi chỉ có ông Chí có mặt tại phiên tòa sơ thẩm, còn ông Khuê chưa có lời khai, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xét xử vắng mặt ông Khuê là vi phạm thủ tục tố tụng.

Hơn nữa, khi chia hiện vật là nhà, đất cho các đương sự, Tòa án cấp phúc thẩm không vẽ sơ đồ gửi kèm bản án là thiếu sót và tại phần quyết định trong bản án phúc thẩm, Hội đồng xét xử quyết định: Ông Lê Minh Tâm được quyền sử dụng 860,89m2 và đứng tên ông Lê Minh Khánh 475,23m2 đất. Có tránh nhiệm hoàn trả cho bà Lê Thị Kim Ngọc 113.198.400 đồng. Có trách nhiệm thanh toán cho ông Lê Minh Khuê 6.000.000 đồng khi ông Khuê có đơn yêu cầu” là không rõ ràng, không thực tế, gây khó khăn cho việc thi hành án.

Bởi các lẽ trên, căn cứ khoản 3 Điều 291; khoản 3 Điều 297 và Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH:

1- Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 431/2006/DSPT ngày 09/10/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, hủy bản án dân sự sơ thẩm số 13/2006/DSST ngày 17/7/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về vụ án “tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất " giữa nguyên đơn là bà Lê Thị Kim Trang và bà Lê Thị Kim Dung với bị đơn là ông Lê Minh Tâm; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lê Minh Khuê, bà Lê Thị Ngọc Lan ông Lê Minh Chí, bà Lê Thị Kim Ngọc, ông Lê Minh Khánh và ông Bùi Văn Khuê.

2- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xét xử sơ thẩm lại theo đúng qui định của pháp luật.

 

  •  4793
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…