DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyết định giám đốc thẩm xét xử ông Lợi Quốc về việc "Tranh chấp về thừa kế tài sản"

Số hiệu

49/2010/DS-GĐT

Tiêu đề

Quyết định giám đốc thẩm xét xử ông Lợi Quốc về việc "Tranh chấp về thừa kế tài sản"

Ngày ban hành

07/12/2010

Cấp xét xử

Giám đốc thẩm

Lĩnh vực

Dân sự

 

     …..

Ngày 07 tháng 12 năm 2010, tại trụ sở Tòa án nhân dân tối cao đã mở phiên tòa giám đốc thẩm xét xử vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

Ông Giang Quốc Hải, sinh năm 1935, trú tại nhà số 86 đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lợi Xú Há, sinh năm 1937, trú tại nhá số 34B, Lầu 3, đường Nguyễn Duy Dương, phường 8, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Lợi Muội, sính năm 1943, trú tại nhà số 62, khu phố 1, tổ 3, đường Hồ Văn Tư, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Bị đơn:

Ông Lợi Quốc, sinh năm 1952, trú tại nhà số 8/18, đường Cô Giang, khu phố Bình Minh, trị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

 Ông Lợi Ngưu, sinh năm 1946, trú tại nhà số 19/20, khu 2, ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Ông Lợi Phú, sinh năm 1941, định cư tại Mỹ, ông Phú ủy quyền cho con là anh Lợi Phúc Phát hưởng phần tài sản của ông Phú được chia thừa kế (văn bản uỷ quyền ngày 31-01 -2007).

Ông Lợi Tân, sinh năm 1949, địa cư tại Mỹ, ông Tân ủy quyền cho ông Lợi Xú Há tham gia tố tụng (văn bản ủy quyền ngày 7-3-2007).

Bà Đỗ Thị Huệ, sinh năm 1952, là vợ của ông Quốc, trú cùng địa chỉ với ông Quốc.

Bà Trương Thị Diêng, sinh năm 1952, là vợ ông Ngưu, trú cùng địa chỉ với ông Ngưu.

Ông Phạm Văn Khánh, sinh năm 1940, trú tạị nhà số 23/14, tổ 20, ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Ông Lê Văn Tấn, sinh năm 1975, trú tại nhà số 3/4 ấp Bình Minh 1, thị trấn Dĩ an, huyện Dĩ An, tinh Bình Dương.

Ông Lê Văn Cổng, bà Đinh Thị Nguyệt (ông Cổng và bà Nguyệt đã chết) anh Lê Văn Tấn đại diện cho các đồng thừa kế của ông Cổng, bà Nguyệt tham gia tố tụng).

Ông Nguyễn Văn Tiến, sinh năm 1969, trú tại nhà số 52/3 ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Ban Quản lý Dự án huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

NHẬN THẤY:

Theo đơn khởi kiện đề ngày 30-11-1994 và các lời khai tại Tòa án, các nguyên đơn (ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há và bà Lợi Muội) trình bày:

 Cha mẹ các ông, bà là cụ Lợi Chương (chết năm 1988) và cụ Giang Diu (chết năm 1985), hai cụ không để lại di chúc và có 07 người con chung là các ông, bà Giang Quốc Hai, Lợi Xú Há, Lợi Muội, Lợi Phú, Lợi Tân, Lợi Ngưu, Lợi Quốc.

Cụ Chương và cụ Diu tạo lập được khối tài sản bao gồm:

Căn nhà 02 gian tại số 8/18 đường Cô Giang, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương (hiện do ông Quốc quản lý). Năm 2003 Nhà nước đã giải tỏa một phần nhà, đất và đền bù 47.000.000 đồng các nguyên đơn thống nhất giao cho ông Quốc 27.000.000 đồng để sửa chữa nhà, còn lại 20.000.000 đồng do có tranh chấp nên Nhà nước quản lý.

08 lượng vàng, 01 đôi bông tai, 01 chỉ vàng, 01 vòng cẩm thạch (hiện do ông Quốc quản lý).

Ngoài ra, năm 1976, cụ Chương có mua thửa đất diện tích 7,1 sào (theo đo đạc thực tế hiện nay là 6,558,9m2) tại khu 2, ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương của vợ chồng cụ Phạm Trung Hiếu với giá là 1.100.000đ; việc mua bán có làm giấy tờ và cụ Chương để ông Lợi Quốc đứng tên trong giấy mua bán. Sau khi mua đất, cụ Chương và cụ Diu có mua 01 khung nhà ở xã Xuân Hiệp, huyện Thủ Đức về cất trên đất để cho ông Ngưu ở, còn hai cụ thì ở hai nơi là nhà số 8/18 đường Cô Giang và nhà ở Đông Hòa.

Các đồng nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với khối tài sản trên và xin nhận kỷ phần bằng hiện vật.

Bị đơn là ông Lợi Quốc trình bày: ông thống nhất với lời trình bày của nguyên đơn về quan hệ huyết thống và đồng ý chia thừa kế di sản của Chương và cụ Diu là căn nhà số 8/18 đường Cô Giang, ông xin nhận hiện vật, hoàn lại giá trị cho các đồng thừa kế vì gia đình ông đã sinh sống ổn định ở tại căn nhà này và không có chỗ ở khác, đồng thời ông Quốc yêu cầu xem xét công sức nuôi dưỡng, mai táng cha mẹ và quản lý căn nhà của ông. Đối với số vàng và vòng cẩm thạch ông Quốc xác định ông không biết và không giữ số vàng này.

Đối với phần đất ở xã Đông Hòa (hiện do ông Ngưu quản lý) là do ông mua của cụ Phạm Trung Hiếu vào năm 1976. Sau khi mua ông có trồng một số cây như điều, mít, nhãn, hoa màu. Cuối năm 1976 ông đồng ý để cụ Chương và cụ Diu dựng khung nhà trên đất để cho ông Ngưu ở. Hiện tại căn nhà này không công chỉ còn lại nền nhà diện tích 48m2. Ông xác định diện tích đất nêu trên thuộc quyền sử dụng của ông, không phải là di sản của cụ Chương và cụ Diu nên ông không đồng ý với yêu cầu chia thừa kế của các nguyên đơn. Tại biên bản làm việc ngày 16-4-2007, ông Quốc đồng ý cho ông Ngưu đựơc sử dụng toàn bộ diện tích 610,8m2 mà ông Ngưu đã sang nhượng cho ông Cổng, bà Nguyệt làm đường đi; 363,1m2 ông Ngưu đã sang nhượng cho ông Khánh và cho ông Ngưu sử dụng diện tích đất tính từ tường ông Khánh xây kéo sang nhà ông Ngưu kéo đến giáp ranh đất trồng cây hàng năm, trên đất có căn nhà của ông Ngưu (đo thực tế 629,3m2). Phần còn lại ông Quốc yêu cầu ông Ngưu trả lại ông, ông sẽ bồi thường cho ông Ngưu giá trị số cây do ông Ngưu trồng trên phần đất phải trả lại cho ông, còn nền nhà cũ 48m2 ông xác định là di sản của cụ Chương, cụ Diu nên đồng ý chia thừa kế nhưng xin nhận hiện vật, hoàn lại giá trị cho các đồng thừa kế.

Ông Lợi Ngưu trình bày: ông không tranh chấp và không yêu cầu chia thừa kế căn nhà số 8/18 đường Cô Giang và số tiền đền bù vì ông đã được cha mẹ cho phần đất 6.558,9m2 ở xã Đông Hòa từ năm 1976. Nguồn gốc đất này do cụ Chương chuyển nhượng của cụ Hiếu, nhưng để cho ông Quốc đứng tên giấy mua đất; sau đó cụ Chương mua 01 khung nhà cũ cất trên đất và cho ông sử dụng, đến năm 1997 căn nhà bị sập vợ chồng ông đã tháo dỡ toàn bộ và xây lại căn nhà mới ở sát nền nhà cũ. Trong quá trình sử dụng ông đã trồng cây trên đất và đóng thuế cho Nhà nước đầy đủ. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông có sang nhượng đất cho một số người, cụ thể: năm 2000 ông sang nhượng cho ông Phạm Văn Khánh diện tích đất 360m2 với số tiền 36.000.000 đồng; năm 2001 ông sang nhượng cho vợ chồng ông Lê Văn Cổng diện tích đất 552m2 với số tiền 114.000.000 đồng; năm 2005 ông sang nhượng cho anh Lê Văn Tấn (con của ông Cổng) diện tích đất 90m2 với số tiền 90.000.000 đồng; ngày 01-4-2006 ông cho ông Nguyễn Văn Tiến thuê diện tích đất 300m2 để làm than đá thời hạn thuê 3 năm với giá thuê là 1.000.000 đồng/tháng, ông đã nhận 7.000.000 đồng tiền thuê do ông Tiến giao. Ông Ngưu yêu cầu được tiếp tục sử dụng đất và thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng đất.

Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Anh Lợi Phúc Phát đồng ý với trình bày của các nguyên đơn, yêu cầu chia thừa kế di sản của cụ Chương và cụ Diu.

Bà Trương Thị Diêng: thống nhất theo trình bày và yêu cầu của ông Ngưu.

Bà Đỗ Thị Huệ: thống nhất theo trình bày và yêu cầu của ông Quốc.

Ông Phạm Văn Khánh, ông Nguyễn Văn Tiến và anh Lê Văn Tấn khai khi mua và thuê đất không biết có tranh chấp, sau khi mua, thuê đất đã xây cất nhà trên đất, nên yêu cầu được tiếp tục sử dụng đất.

Ban quán lý dự án huyện Dĩ An xác định: hộ ông Lợi Quốc được đền bù 47.639.100 đồng, đã giao cho ông Quốc 27.639.100 đồng, số tiền còn lại đã gửi vào Chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Dĩ An, số tiền lãi phát sinh sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật. Khi có quyết định của Tòa án, Ban quản lý dự án sẽ chi trả số tiền 20.000.000 đồng cho các đương sự.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 07/STDS ngày 12-3-1996, Tòa án nhân dân tỉnh Sông Bé (cũ) quyết định:

1. Chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há và bà Lợi Muội đối với di sản của ông Lợi Chương và bà Giang Diu.

2. Chia thừa kế di sản của ông Lợi Chương và bà Giang Diu trị giá 162. 939. 680 đồng cho 07 người con là ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há, bà Lợi Muội, ông Lợi Tân, ông Lợi Phú, ông Lợi Ngưu và ông Lơị Quốc, mỗi người được hưởng một kỷ phần trị gíá 23.277. 097,14. đồng.

Về hiện vật:

Chia cho ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há và bà Lợi Muội được sở hữu chung một gian nhà bên phải (từ ngoài đường nhìn vào) của căn nhà số 8/18 đường Cô Giang thị trấn Dĩ An, huyện Thuận An. Diện tích nhà 77,35m2 nằm trên diện tích đất thổ cư 90,3m2, có kết cấu: mái ngói, nền gạch tàu, tường xây trị giá 70.224.363 đồng trong đó có 2.508.113 đồng phần sửa chữa của ông Lợi Quốc và được quyền quản lý, sử dụng diện tích 2.280m2 đất tọa lạc ở ấp Đông, xã Đông Hòa, theo sơ đồ được ký hiệu là A trị giá là 518.400 đồng trên đất có cây trái trị giá là 3.650. 000 đồng. Tài sản được chia trị giá tổng cộng là 74.392. 763 đồng trong đó di sản là 68.234.650 đồng.

Ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há và bà Lợi Muội có trách nhiệm hoàn lại cho ông Lợi Quốc 2. 508. 113 đồng. Phần ông Lợi Quốc sửa chữa gian nhà nên phải của căn nhà 8/18 trường Cô Giang, thị trấn Dĩ An và hoàn lại giá trị cây trái trên diện tích đất 2.280m2 1à 3.650.000đ cho ông Lợi Ngưu, đồng thời đựơc nhận 1.596. 641,42 đồng do ông Lơi Quốc hoàn lại phần di sản nhận bằng giá trị.

Chữa cho ông Lợi Quốc được sở hữu gian nhà bên trái(từ ngoài đường nhìn vào) của căn nhà 8/18 Cô Giang, thị trân Dĩ An, huyện Thuận An có diện tích 77,35m2 nằm trên diện tích đất thô có 90,3m2 nhà kết cấu: mái ngói, nền gạch tàu, vách tường, trị giá nhà và đất là 71.491.513 đồng trong đó phần di sản là 67.716.250đ, phần sửa chữa và 3.775.313 đồng. Ông Lợi Quốc có trách nhiệm hoàn lại cho ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há và bà Lợi Muội 1.596.641,42 đồng và hoàn lại cho ông Lợi Phú 23.277.097,14 đồng, hoàn lại cho ông Lợi Tân là 19.565.414 đồng ông Lợi Quốc đựơc nhận 2.508.113đ. Phần sửa chữa gian nhà bên phải của căn nhà 8/18 đường Cô Giang do ông Lợi Xú Há, ông Giang Quốc Hai và bà Lợi Muội hoàn lại.

Chia cho ông Ngưu diện tích đất 3.571 m2 tọa lạc ở ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Thuận An ( theo sơ đồ ký hiệu là B) trong đó có 300m2 đất thổ cư, trị giá là 26.988. 780 đồng và được sở hữu nhà, giếng nước do các đương sự tự nguyện để ông Lợi Ngưu sở hữu. Ông Lợi Ngưu được sở hữu số cây trái do ông trồng trên phần đất được chia và được bồi hoàn giá trị cây tráí trên diện tích 2.280m2 (theo sơ đồ ký hiệu là A) do ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há và bà Lợi Muội hoàn lại là 3. 650. 000đ.

Ông Lợi Ngưu có trách nhiệm hoàn lại phần giá trị tài sản nhận quá kỷ phần thừa kế cho ông Lợi Tân là 3. 711. 682 đồng.

Ông Lợi Phú được hưởng thừa kế bằng giá trị là 23.297.097,14 đồng do ông Lợi Quốc hoàn lại.

Ông Lợi Tân được hưởng thừa kế bằng giá trị tài là 23.297.097,14 đồng do ông Lợi Quốc hoàn lại 19.565.414,30 đồng và do ông lợi Ngưu hoàn lại 3.711.682,80 đồng.

Ngoài ra Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Lợi Quốc kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 183/DSPT ngày 01-10-1996, Tòa phúc thâm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: y án sơ thẩm.

 Sau khi xét xử phúc thẩm ông Lợi Quốc có đơn khiếu nại đối với bản án dân sự phúc thẩm nêu trên.

Tại Quyết định số 32/KNDS ngày 16-9-1997, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng ngữ bản án phúc thẩm số 183/DSPT ngày 01-10-1996 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm húy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xứ sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại Quyết định số 60/UBTP -DS ngày 06-11-1997, ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án cho đến khi có quy định mới của ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01-7-1991.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số30/2006/DS-GĐT ngày 03-10-2006, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định: hủy án án dân sự phúc thẩm số 183/DSPT ngày 01-10-1996 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự sơ thẩm số 07/DSST ngày 12-3-1996 của Tòa án nhân dân tỉnh Sông Bé (cũ); giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 07/2007/DSST ngày 16-5-2007, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương quyết định:

1.Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há, bà Lợi Muội về việc tranh chấp thừa kế tài sản.

2. Chia di sản của cụ Chương và cụ Diu là căn nhà gắn liền phần đất diện tích 129m2 tọa lạc tại 8/18, đường Cô Giang, khu phố Bình Minh, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho ông Lợi Quốc sở hữu, có tổng giá trị và 819.150.000 đồng. Trích từ 100.000.000 đồng công sức của ông Quốc, ông Quốc có trách nhiệm hoàn lại giá trị cho ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há, bà Lợi Muội, ông Lợi Phú, ông Lợi Tân, ông Lợi Ngưu, mỗi kỷ phần 102. 735. 714 đồng.

3. Ông Lợi Quốc đựơc quyền quản lý, sử dụng 1.829m2 đất trồng cây lâu năm chưa, dù hành lang lộ giới, ký hiệu khu A nên sơ đồ kèm theo; 2.810,3m2 đất trồng cây hàng năm, ký hiệu khu C; 85,8m2 đất khu mộ gồm mộ cụ Chương, cụ Diu và mộ con của ông Quốc. Ông Quốc được sở hữu toàn bộ cây trồng trên đất và có trách nhiệm thanh toán cho ông Lợi Ngưu 83. 150. 000 đồng.

 Ông Quốc có trách nhiệm hoàn lại giá trị cho ông Hai, ông Há, bà Muội, ông Phú, ông Tân, ông Ngưu mỗi kỷ phần 4. 800. 000 đồng giá trị 48m đất là di sản.

4. Ông Lợi Ngưu quán lý, sử dụng diện tích đất 692m2 đất đồng cây lâu năm ký hiệu khu C, chưa trừ hành lang lộ giới, trên đất có căn nhà diện tích 178, 5 m2 của ông Ngưu. Ông Ngưu có trách nhiệm tháo dỡ nhà tạm diện tích 31,6 m2 xe trả lại đất cho ông Quốc.

 5. Ông Phạm Văn Khánh quản lý, sử dụng 363,1m2 đất chưa trừ hành lang lộ giới. Trên đất có nhà và cây trồng của ông Khánh.

 6. Ông Lê Văn Tấn đại diễm cho các anh em, quản lý sử dụng 610,8m2 đất làm đường đi vào đất ông Cổng, bà Nguyệt chưa trừ hành lang lộ giới.

 7. Ông Lê Văn Tấn quản lý sử dụng 166m2 đất trên đất có nhà ông Tấn chưa trừ hành lang lộ giới.

8. Ông Nguyễn Văn Tiến có trách nhiệm tháo dỡ nhà tạm trên phần đất diện tích 48 m2 để trả lại đất cho ông Quốc. Ông Ngưu có trách nhiệm thanh toán cho ông Tiến 5.300.000 đồng.

9. Ban Quản lý dự án huyện Dĩ An giao 20.000.000 đồng cho ông Hai,ông Há, bà Muối, ông Phú, ông Tân, ông Ngưu, ông Quốc mỗi người nhận 2.857.142 đồng.

Đất các đương sự được giao sử dụng tọa tạc tại ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo bản đồ hiện trạng ngày 08-5-2007. Các đương sự có trách nhiệm liên hệ cơ quan có thẩm quyền đăng ký kê khai quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Ngoài ra, Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 21-5-2007, ông Giang Quốc Hai, ông Lợi Xú Há, bà Lợi Muội cùng có đơn kháng cáo không đồng ý với bản án sơ thẩm. Ngày 2l-5-2007, ông Lợi Ngưu kháng cáo không đồng ý với bán án sơ thẩm.

Tại bản án dân sự phúc thẩm số 226/2007/DSPT ngày 25-7-2007, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định: giữ nguyên bán án sơ thẩm.

Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Lợi Ngưu có đơn khiếu nại không đồng ý với quyết định của bán án sơ thẩm và bản án phúc thẩm.

Tại Quyết định số02/QĐ-KNGĐT -V5 ngày 14-01-2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm số 226/2007/DSPT ngày 25-7-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm huỷ bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 07/2007/DSST ngày 16-5-2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật, với nhận định:

Tòa án hai cấp sơ và phúc thẩm đã xác định căn nhà 8/18 đường Cô Giang, thị trấn  Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương là di sản của cụ Chương, cụ Diu để chia thừa kế là đúng, nhưng chia bằng giá trị, trong khi đó ông Lợi Xú Há không có nơi ở mà phải đi ở nhờ nhà bên vợ là trái với nguyên tắc chia di sản thừa kế.

Về thửa đất 6.558,9m2 tại khu 2, ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đang còn tranh chấp. Theo ông Quốc, gia đình ông Phạm Trung Hiếu và vợ là Dương Thị Tánh sang nhượng cho Ông Quốc ngày 16-01- 1976 có xác nhận của ủy ban nhân dân xã Đông Hòa nhưng là bản photo (BL69). Các anh chị em của ông Quốc lại cho rằng phần đất này là của cụ Chương, cụ Diu mua của ông Hiếu nhưng để cho ông Quốc đứng tên trong giấy sang nhượng. Sau khi mua đất cụ Lợi Chương mua một căn nhà làm sẵn ớ xã Xuân Hiệp, thành phố Hồ Chí Minh cất nhà trên đất ở. Ông Hiếu (nguyên là chủ đất) ngày 08-12- 1997 có xác nhận cho rằng ông là người sang nhượng diện tích đất trên cho cụ Lợi Chương (cha của các đương sự ) khi viết giấy sang nhượng để Lợi Quốc đứng tên. Ông Quốc cho rằng đất tranh chấp trên do ông mua nên là cha của ông.

Ông Ngưu cho rằng đất tranh chấp trên là của cha mẹ ông mua và xã cho ông nhưng lại không có tài liệu chứng minh. Về việc quản lý, sử dụng và nộp thuế đối với Nhà nước: Theo đơn xác nhận quyền sử dụng đất ngày 24-9-1994 thì việc quản lý, sử dụng thực tế từ năm 1976 do ông Ngưu quản lý, sử dụng, theo xác nhận của ủy ban nhân dân xã Đông Hòa ngày 04-9-2008 thì ông Ngưu là người có hộ khẩu thường trú tại Đông Hòa và hoàn thành nghiã vụ thuế cho nhà nước từ trước đến nay, đồng thời ông Ngưu xác định giấy tờ sang nhượng trên là giấy tờ giả.

Qua kiểm tra hồ sơ vụ kiện thấy giấy tờ sang nhượng trên là giấy tờ photo, hồ sơ địa phương cung cấp( ủy ban nhân dân xã Đông Hòa cung cấp) cũng là giấy photo, không có bản chính. Tòa án hai cấp sơ và phúc thẩm chưa làm rõ đất thuộc quyền sở hữu của ai, do đó quyết định là đất của ông Quốc là không đúng. Mặt khác, Tòa án hai cấp sơ và phúc thẩm xác định là đất cha ông Quốc nhưng quá trình giải quyết ông Quốc không có đơn phản tố, không nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật mà Tòa án lại công nhận phần đất tranh chấp trên cua ông Quốc và không phải nộp án phí là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố dụng dân sự, làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

XÉT THẤY:

Tài sản các đương sự tranh chấp bao gồm: căn nhà số 8/18 đường Cô Giang, khu phố Bình Minh, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương và diện tích 6.558,9 m2 đất tại ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Đối với căn nhà số 8/18 đường Cô Giang diện tích 129m2 (ngang 7,5m, dài l7,2m) có tổng giá trị là 819.000.000đồng, các đương sự thống nhất nhà đất nêu trên là tài sản của cụ Chương và cụ Diu để lại. Ông Quốc là người sống tại căn nhà nêu trên cùng với cụ Chương và cụ Diu từ nhỏ, sau khi hai cụ mất ông Quốc cùng vợ con quản lý căn nhà này; các người thừa kế khác của hai cụ đều có nhà ở ổn định ở nơi khác (bà Muội, ông Hai, ông Há có nhà ở ổn định tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Ngưu ở xã Đông Hòa, còn ông Lợi Phú, ông Lợi Tân đang định cư ở Mỹ). Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định căn nhà số 8/18 đường Cô Giang là di sản của cụ Chương, cụ Diu đế chia thừa kế, đồng thời giao ông Quốc được sở hữu sử dụng căn nhà nêu trên và thanh toán giá trị cho những người thừa kế khác là có căn cứ.

Đối với diện tích 6.558,9m2 đất tại ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương hiện do ông Ngưu quản lý, sử dụng, trên đất có nên nhà cũ diện tích 48m2 của cụ Chương, Cụ Diu, căn nhà của ông Ngưu, nhà tạm của ông Nguyễn Văn Tiến (là người thuê đất của ông Ngưu) và một số công trình của hộ ông Phạm Văn Khánh, hộ ông Lê Văn Cổng và hộ anh Lê Văn Tấn (là những người được ông Ngưu chuyển nhượng đất).

Ông Quốc cho rằng diện tích đất nêu trên là ông Quốc đứng tên sang nhượng của cụ Phạm Trung Hiếu từ sau giải phóng, đồng thời ông Quốc xuất trình bản photocopy “Tờ sang nhượng vĩnh viễn" đề ngày 16-01-1976. Trong khi đó ông Ngưu xuất trình bản photocopy “Tờ đoạn mãi đất” đề ngày 16-01- 1976 hai tài liệu này tuy có khác nhau về tiêu đề nhưng cả “Tờ sang nhượng vĩnh viễn” và "Tờ đoạn mãi đất” đều có nội dung vợ chồng cụ Phạm Trung Hiếu, cụ Dương Thị Tánh sang nhượng cho em và con là Lợi Quốc phần đất tại ấp Đông, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Thủ Dần Một để ông Quốc làm chủ vinh viễn phần đất này và các tài liệu này đều có chữ ký của cụ Hiếu, cụ Tánh và ông Quốc, có ông Phạm Hữu ích (khì đó là Trưởng ban cán bộ Nông hội ấp Đông) xác nhận. Riêng “Tờ sang nhượng vĩnh viễn" do ông Quốc xuất trình còn có chứng thực ngày 17-01-1976 của ủy ban nhân dân cách mạng xã Đông Hòa. Ông Ngưu cho rằng “Tờ sang nhượng vĩnh viễn" do ông Quốc xuất trình là giả nhưng theo xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã Đông Hòa thì chính ông Ngưu cũng nộp cho Ủy ban nhân dân xã Đông Hòa “Tờ sang nhượng vĩnh viễn” như nội dung “Tờ sang nhượng vĩnh viễn” mà ông Quốc xuất trình để làm hồ sơ đăng ký kê khai đất năm 1994. Mặt khác, trong quá trình giải quyết vụ án, ông Ngưu có lời khai thừa nhận ông giữ bản gốc giấy tờ mua bán đất năm 1976 nhưng ông Ngưu không xuất trình bản gốc tại Tòa án.

Như vậy, có cơ sở xác định tuy chứng cứ do các đương sự xuất trình và cơ quan có liên quan cung cấp có khác nhau một số điểm về hình thức, nhưng nội dung đều thống nhất ông Quốc là người đứng tên trong giấy mua bán đất, các đương sự cũng thừa nhận về việc này. Trong thực tế, cụ Chương, cụ Diu không có giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng, quản lý diện tích đất tranh chấp và khi còn sống hai cụ cũng không kê khai, đăng ký đất.

Trong quá trình giải quyết vụ án, ông Ngưu cho rằng khi còn sống cụ Chương, cụ Diu đã cho ông phần đất nêu trên. Tuy nhiên, như đã nêu trên diện tích đất tranh chấp không phải là của cụ Chương, cụ Diu nên hai cụ cũng không có quyền định đoạt và trong thực tế ông Ngưu cũng không có tài liệu chứng cứ chứng minh hai cụ đã cho ông đất. Do đó Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Quốc là người nhận chuyển nhượng đất nên có quyền sử dụng diện tích đất nêu trên, đồng thời ghi nhận sự tự nguyện của ông Quốc cho ông Ngưu phần đất ông Ngưu đã chuyển nhượng và phần đất ông Ngưu đang sử dụng, tống cộng diện tích là l831,9 m2 (trong tổng diện tích 6.558,9 m2); xác định diện tích 48m2 đất nền nhà là di sản của cụ Chương và cụ Diu để chia thừa kế và do các đương sự không có tranh chấp về diện tích mà ông Ngưu đã chuyển nhượng nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm công nhận cho các ông Phạm Văn Khánh, ông Lê Văn Tấn được sử dụng những phần đất đã nhận chuyển nhượng của ông Ngưu là có lý, có tình phù hợp với thực tế, đảm bảo quyền lợi của các đương sự.

Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 1 Điêu 297 Bộ luật tố tụng dân sự;

QUYẾT ĐỊNH:

Không chấp nhận kháng nghị số02/QĐ-KNGĐT - V5 ngày 14-01-2009 của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữ nguyên bản án dân sự phúc thẩm số226/2007/DS-PT ngày 25-7-2007 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là các ông, bà Giang Quốc Hai, Lợi Xú Há, Lợi Muội với bị đơn là các ông Lợi Quốc, Lợi Ngưu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là các ông, bà Lợi Phú, Lợi Tân, Đỗ Thị Huệ, Trường Thị Diêng, Phạm Văn Khánh, Lê Văn Tấn, Nguyễn Văn Tiết và Ban Quản lý dự án huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

 

  •  4039
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…