DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyết định 120/QĐ-TANDTC quy đinh xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND

Ngày 19/6/2017, Chánh án TANDTC ký Quyết định 120/QĐ-TANDTC Ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hiệu lực từ ngày 01/7/2017

Quy định điều chỉnh việc áp dụng nguyên tắc, hình thức, hậu quả, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật.

Lưu ý: Quy định này không điều chỉnh việc xử lý trách nhiệm Thẩm phán TANDTC và người giữ chức danh tư pháp trong các TAQS. 

Người giữ chức danh tư pháp trong TAND được quy định tại Quyết định 120 bao gồm: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án.

Nguyên tắc xử lý trách nhiệm được quy định như sau:

- Đảm bảo kịp thời, khách quan, công bằng, nghiêm minh đúng quy định.

- Không áp dụng hình thức xử lý trách nhiệm thay cho hình thức kỷ luật và các hình thức xử lý khác. 

- Người có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý trách nhiệm về từng hành vi vi phạm và phải bị xử lý bằng hình thức trách nhiệm nặng hơn một mức so với hình thức xử lý trách nhiệm áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất. 

Việc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp được thực hiện khi xác định có hành vi vi phạm.

- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của người giữ chức danh tư pháp trong quá trình xử lý trách nhiệm. 

- Những người bị xử lý trách nhiệm không đúng quy định sẽ được kịp thời khôi phục lại nhiệm vụ, quyền hạn và được xem như chưa bị xử lý trách nhiệm. Chỉ xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tư pháp của Tòa án.

Người giữ chức danh tư pháp trong TAND có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng các hình thức: 

+ Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị; 

+ Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao; 

+ Bố trí làm công việc khác; 

+ Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán; 

+ Không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán. 

Mặt khác, người bị xử lý trách nhiệm sẽ không được xem xét, đề nghị người có thầm quyền khen tặng danh hiệu thi đua từ “Lao động tiên tiến” trở lên khi kết thúc năm công tác.

Thời hạn xử lý trách nhiệm tối đa 30 ngày 

Thời hạn xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp tối đa là 30 ngày, kể từ ngày xác định người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm cho đến ngày người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý. 

Khi phát hiện hành vi vi phạm của người giữ chức danh tư pháp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm phải kiểm tra, xác định rõ hành vi vi phạm và ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý trách nhiệm. 

Thông báo phải nêu rõ thời điểm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm, thời điểm xác định người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm và thời hạn xử lý trách nhiệm. 

Trường hợp vụ, việc có liên quan đến nhiều người hoặc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý trách nhiệm có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 60 ngày.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thiếu trách nhiệm không công bố bản án theo Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP 

Cụ thể, sẽ xử lý kỷ luật người đứng đầu theo quy định như sau:

- Người đứng đầu là người giữ chức vụ quản lý cao nhất tại cơ quan, đơn vị trong các TAND bao gồm: Vụ trưởng các Vụ Giám đốc, kiểm tra thuộc TANDTC; Chánh án TAND cấp cao; Chánh án TAND cấp tỉnh và Chánh án TAND cấp huyện. 

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong các TAND có hành vi vi phạm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành sẽ bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi trong một năm công tác, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý có số người giữ chức danh tư pháp bị xử lý trách nhiệm chiếm tỷ lệ từ 10% trở lên trên tổng số người giữ chức danh tư pháp của cơ quan, đơn vị. 

Người đứng đầu thiếu trách nhiệm hoặc không tổ chức thực hiện việc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án theo quy định tại Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ bị xử lý trách nhiệm khi trong cơ quan, đơn vị có Thẩm phán để từ 2 vụ, việc quá thời hạn giải quyết, xét xử từ 12 tháng trở lên theo quy định của BLTTHSBLTTDSLuật Tố tụng hành chính

- Người đứng đầu thiếu trách nhiệm, để xảy ra vi phạm trong việc tổ chức công tác xét xử của TAND thuộc quyền quản lý, gây ảnh hưởng đến uy tín, uy nghiêm, chất lượng công tác xét xử, giải quyết các vụ, việc; để quá thời hạn xử lý hoặc không xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định. 

Đồng thời, xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi xảy ra vi phạm pháp luật tại cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý có liên quan đến tiêu cực, tham nhũng; không chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời theo yêu cầu của Tòa án cấp trên khi đã có văn bản nhắc nhở lần thứ hai.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có người giữ chức danh tư pháp thuộc quyền quản lý thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến tiêu cực, tham nhũng thì bị xử lý theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan.

Lưu ý: 

Đối với các bản án, quyết định đã giải quyết, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trong nhiệm kỳ Thẩm phán bị Tòa án có thẩm quyền hủy, sửa trước ngày Quy định này có hiệu lực vẫn được xem xét để xử lý trách nhiệm Thẩm phán khi bổ nhiệm nâng ngạch hoặc bổ nhiệm lại Thẩm phán. 

Toàn văn Quyết định 120/QĐ-TANDTC Ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong TAND sẽ được cập nhật sớm nhất đến các bạn! 

  •  12922
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…