DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền sử dụng đất sau khi ly hôn ?

Câu hỏi của Độc giả:

Chúng tôi đăng ký kết hôn tại Huyện Thanh Hà , Hải Dương( hộ khẩu thường trú của chồng). Nay tôi sống và công tác tại huyện Duy Tiên , Hà Nam, hộ khẩu thường trú tại huyện Ý Yên , Nam Định. Nay tôi muốn đơn phương ly hôn thì nộp đơn tại TAND huyện Duy Tiên hoặc huyện Ý Yên được không ạ?. Tôi có một mảnh đất tại huyện Ý Yên ( mua trước khi kết hôn)mang tên tôi và chồng tôi và một mảnh tại huyện Duy Tiên ( mua sau khi kết hôn)mang tên tôi thì khi ly hôn TS sẽ ghi thế nào và phân chia làm sao ạ? Chúng tôi có một con chung năm nay 9 tuổi, tôi muốn nhận nuôi con mà chồng cũng đòi nuôi thì xử lý thế nào ạ? Mong luật sư tư vấn. Trân trọng cám ơn !

 

Luật sư Trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật Newvision. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trường hợp bạn đơn phương ly hôn, Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp tại TAND cấp quận, huyện nơi chồng bạn cư trú để được giải quyết. Theo đó, bạn cần nộp hồ sơ tại TAND Huyện Thanh Hà, Hải Dương để được giải quyết.

 

Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin ly hôn;

- Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc);

- Bản sao chứng thực chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu cả hai vợ chồng;

- Bản sao giấy khai sinh của con;

- Giấy tờ khác chứng minh quyền tranh chấp tài sản, nuôi con. (nếu có)

- Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn (công an xã xác nhận).

 

Về Tài sản:

Do mảnh đất đứng tên hai vợ chồng sau thời kỳ hôn nhân, nên đó là tài sản chung của hai vợ chồng bạn. Theo đó, khi ly hôn, tài chung sẽ chia đôi. Ngoài ra, Tòa án còn có thể căn cứ vào một số yếu tố như:công sức đóng góp, mức độ lỗi của các bên.... để chia tài sản.

 

Về quyền nuôi con:

Theo Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

"2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con."

Hiện nay con bạn 9 tuổi, nên Tòa sẽ hỏi ý kiến của cháu xem nguyện vọng của cháu muốn ở với ai, căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh của các bên rồi ra quyết định.

 

Trân trọng!

 

  •  3560
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…