DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền sở hữu: nhiều lầm tưởng theo cách hiểu thông thường

Người ta hay có câu “Của mình thì mình thích làm gì thì làm”, hồi trước thấy đúng, nhưng mà học luật rồi thì thấy nó không đúng nữa.

Không riêng gì câu nói đó, mà nhiều thứ liên quan đến quyền sở hữu nếu như chưa học Luật, bạn sẽ thấy nó đúng, nhưng học rồi bạn sẽ thấy nó sai. Mình ví dụ những trường hợp thực tế:

1. Đồ dùng của mình thì làm gì cũng được

Sai nhé, đồ dùng của bạn, tức đồ dùng đó thuộc quyền sở hữu của bạn, bạn có quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với đồ dùng đó, nhưng nhớ rằng hành vi đó không được trái với quy định pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Căn cứ Khoản 2 Điều 160 Bộ luật dân sự 2015

Vì vậy, phải nói rằng “đồ dùng của mình thì làm gì cũng được, nhưng không được trái pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”

2. Tiền của tui thì tui thích làm gì thì làm

Sai nhé, nếu như bạn dùng tiền để đốt giống như công tử Bạc Liêu thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP, ngoài ra, có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Chiếc xe máy hay ô tô mua rồi, trả đủ tiền rồi thì là của mình

Sai, chỉ khi nào bạn đã hoàn thành xong các thủ tục đăng ký xe và được cấp Giấy đăng ký xe thì lúc đó, chiếc xe mới là của bạn.

  •  5886
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…