DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền lựa chọn luật và không xác định được pháp luật trong BLDS 2005, 2015

Quyền lựa chọn pháp luật

Điểm khác biệt nổi bật và tiến bộ trong vấn đề xác định pháp luật để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó là phạm vi của việc chọn luật được mở rộng hơn tại khoản 2 Điều 664 với nội dung “trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

Trong khoản 3 Điều 759 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005, chỉ dành phạm vi chọn luật trong “thỏa thuận trong hợp đồng”, khoản 2 Điều 644 BLDS 2015 đã mở rộng bằng quy định: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên”.

Như vậy, theo BLDS quyền chọn luật được mở rộng ở bất kỳ lĩnh vực nào, chứ không bó hẹp chỉ trong lĩnh vực hợp đồng nếu điều ước quốc tế hoặc luật Việt Nam có quy định. Điều này hoàn toàn thỏa đáng đối với lợi ích của các bên tham gia những mối quan hệ dân sự như thừa kế, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng… và phù hợp với xu hướng Tư Pháp Quốc Tế của các quốc gia tiến bộ trên thế giới về quyền chọn luật.

--> So với BLDS 2005, BLDS 2015 đã có sự mạnh dạn ghi nhận khái niệm “quyền lựa chọn pháp luật”.

                               

Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng:

BLDS 2015 đã thay đổi giải pháp áp dụng đối với trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng, pháp luật của nước “có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”.

Cụ thể, theo khoản 3 Điều 664, “trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”.

Việc theo hướng áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã thể hiện là nhà làm luật Việt Nam đã tiếp thu về thuật ngữ và sử dụng kiến thức của Tư Pháp Quốc Tế của Common law và luật của Liên Minh Châu Âu để giải quyết xung đột pháp luật.

Và vấn đề ở đây là hiểu như thế nào là pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất, chắc chắn phải cần đến việc quy định chi tiết trong các văn bản dưới luật có liên quan hay án lệ.

  •  2229
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…