DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền lợi của người lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam

Quá trình hội nhập sâu rộng và phát triển kinh tế ở Việt Nam thu hút nhiều nguồn nhân lực nước ngoài đến sống, làm việc tại Việt Nam. Nhằm khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công việc và phù hợp với cơ chế quản lý lao động của cơ quan nhà nước thì việc ban hành các quy định pháp luật về quyền lợi của lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam là cần thiết, và bài viết sẽ làm rõ hơn vấn đề này:

1) Hợp đồng lao động:

Người lao động Việt Nam làm việc trong nước có thể ký kết với người sử dụng lao động theo 3 loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Tuy nhiên, đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì thời gian làm việc ở Việt Nam phải phụ thuộc vào giấy phép lao động nên người lao động nước ngoài chỉ ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, và tối đa là 02 năm theo Điều 11 Nghị định 11/2016/NĐ-CP.

2) Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Theo đó, nếu là lao động trong nước khi làm việc bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), và quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội có đề cập về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:

“Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”

Tuy nhiên, điều khoản này chỉ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên hiện nay, người lao động nước ngoài không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ có BHYT là áp dụng không phân biệt người lao động trong hay ngoài nước.

3) Thuế thu nhập cá nhân:

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi kê khai và đóng thuế TNCN thì cần lưu ý xem xét người đó là cá nhân cư trú hay là cá nhân không cư trú:

Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định về các nhân cư trú.

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo quy định tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

- Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú;

- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Các trường hợp khác là cá nhân không cư trú.

 

3.1) Đối với cá nhân cư trú:

Thuế TNCN được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần như người lao động trong nước:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất 
(%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng lao động tại Việt Nam trước khi xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế.

3.2) Đối với cá nhân không cư trú:

Thuế TNCN trong trường hợp này sẽ được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

Chú ý: Đối với phần thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú thì không phải quyết toán.

  •  6789
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…