DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

Sau sự kiện của U23 Việt Nam vừa rồi đã khơi ngợi nên tinh thần dân tộc của cả nước ta, thì nay trên khắp các trang báo ta luôn đọc được các tin tức nói về tấm lòng, đồng ý hiến tạng nếu sau này ta gặp rủi ro, thì vẫn cón có thể cứu giúp được sự sống của những người cần. Tinh thần này như được khơi ngợi thông qua câu chuyện của  bé Hải An 7 tuổi hiến tặng giác mạc của mình trước khi mất vì bệnh U não. Thật đáng thương cho một cô bé xinh như thiên thần, sự ra đi của bé là một điều mất mát vô cùng to lớn với gia đình. Tuy nhiên, dù bé đã ra đi vĩnh viễn nhưng bé như truyền cảm hứng, để chúng ta suy ngẫm lại và cùng giúp nhau vượt qua những căn bệnh khó khăn nếu có thể.

 “ Lúc sinh thời còn tỉnh táo, An thường hay tâm sự với mẹ: "Con muốn sau này làm thế nào khi mất đi, những bộ phận vẫn còn tồn tại, vẫn sống trên cơ thể của người khác...".

Thể theo nguyện vọng của con, chị Dương đã gọi điện tới Trung tâm Điều phối tạng Quốc gia với mong muốn hiến tặng nội tạng của bé cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng. Đặc biệt: "Tôi muốn sẽ được nghe tiếng trái tim của con gái mình còn đập trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó…".

Hải An ra đi khi còn quá bé, chỉ duy có thể hiến giác mạc của em cho người ở lại. Di nguyện của em có thể hiến gan, thận và điều tuyệt vời nhất có lẽ là quả tim bé nhỏ của em. Đấy cũng là khát khao cháy bỏng của chị Dương, rằng trái tim của con chị vẫn sẽ đập, vẫn sẽ cháy trong lồng ngực một ai đó. Nhưng Trung tâm Điều phối tạng đã từ chối vì các vấn đề pháp lý.” (Theo kênh 14.vn)

Theo Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006:

Theo Điều 5: Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác

 “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác”.

Theo Điều 14: Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống

1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.

3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:

a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;

b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.

 Theo Điều 21: Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chế

1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;

b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;

c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

 

 

 

 

  •  16160
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…