DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền được làm những gì pháp luật không cấm?

Đó là câu hỏi đặt ra cho các nhà làm luật hiện nay, liệu các quy định mới ban hành đã thực sự áp dụng Điều 33 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” chưa?

Cùng xem bài viết chia sẻ dưới đây nhé.

Một tháng rưỡi trước ngày Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã “điểm danh” được 1.697 điều kiện kinh doanh do các bộ ban hành bằng các thông tư vẫn đang còn hiệu lực.

Phát biểu tại hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp và hoàn thiện pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nói rằng Luật Đầu tư mới quy định các bộ, UBND các cấp không được ban hành điều kiện kinh doanh và với cách tiếp cận những gì pháp luật không cấm, mọi người dân được tự do kinh doanh thì các điều kiện này đương nhiên bị bãi bỏ, không còn hiệu lực từ ngày 1-7-2015.

Đây rõ ràng là điều đang được rất nhiều nhà doanh nghiệp mong đợi. Nhưng câu hỏi đặt ra là các bộ, các cơ quan quản lý nhà nước có chấp nhận “đương nhiên” bãi bỏ các điều kiện kinh doanh này hay không?

Về nguyên tắc, khi luật mới có hiệu lực thì những gì trái với quy định của luật đương nhiên phải mất hiệu lực. Thế nhưng, với thói quen “chờ hướng dẫn” tồn tại từ bấy lâu nay ở những cơ quan thực thi pháp luật, việc “đương nhiên” bãi bỏ 1.697 điều kiện kinh doanh mà CIEM liệt kê khó có thể xảy ra. Đây là điều từng xảy ra trong quá trình triển khai rất nhiều luật, bộ luật trước đây.

Hơn nữa, nhiều thông tư của các bộ ban hành về điều kiện kinh doanh thực chất là văn bản hướng dẫn của nghị định. Vì vậy, để quyền được làm những gì pháp luật không cấm được thực thi hiệu quả từ ngày 1-7, như mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp, thì Chính phủ cần ban hành những văn bản chấm dứt hiệu lực của các điều kiện kinh doanh trái với Luật Doanh nghiệp mới.

Một vấn đề quan trọng nữa là nên xây dựng cơ chế để ngăn các điều kiện kinh doanh (trái luật hoặc không cần thiết) và các biến tướng của chúng quay trở lại. Trong nhiều năm qua, đây là những chướng ngại vật không nhỏ đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Từ năm 2000, Chính phủ đã nhìn thấy việc cần thiết phải dẹp bỏ những rào cản này nhưng đó là một cuộc chiến cam go. Sau nhiều năm nỗ lực, Chính phủ cũng chỉ dẹp được gần 160 giấy phép con, nhưng 15 năm sau những giấy phép con này đã quay trở lại, nhiều hơn gấp hàng chục lần so với trước.

Điểm đáng nói là nhiều điều kiện kinh doanh được hình thành sau này không chỉ xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà nước như trước, mà do chính các hiệp hội doanh nghiệp đề xuất. Mặc dù các điều kiện kinh doanh được đề xuất đều nhằm mục tiêu được cho là tốt, đó là ngăn chặn những doanh nghiệp làm ăn bất chính, nhưng thực tế nó lại cản trở quyền tiếp cận thị trường của rất nhiều doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là một ví dụ. Vô tình, các điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước ban hành hoặc do hiệp hội doanh nghiệp đề xuất đã trở thành công cụ phục vụ cho những nhóm lợi ích nào đó.

Nguồn: saigontimes

Luật doanh nghiệp chỉ là ví dụ điển hình, hiện nay nhiều Luật khác vẫn còn tồn tại nhiều hình thức ràng buộc quyền tự do của nhân dân. Thiết nghĩ các cơ quan nhà nước cần sớm có cơ chế đẩy mạnh tinh gọn các thủ tục hành chính, các quy trình thực hiện nhiêu khê, gây rắc rối phức tạp cho dân, hạn chế khả năng tiếp cận để thực hiện quyền của dân.

  •  8324
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…