DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quyền đòi nợ hiểu thế nào cho đúng

Mình đang có những vấn đề thắc mắc về QUYỀN ĐÒI NỢ rất mong các luật sư và các thành viên góp ý kiến, trân trọng cảm ơn!

 

Quyền Đòi nợ hiểu thế nào cho đúng

Quyền đòi nợ là gì? Việc thế chấp? Chuyển giao quyền đòi nợ được quy định như thế nào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam

Xác định Quyền đòi nợ là gì:

Quyền đòi nợ chính là một Tài sản, cụ thể là Quyền về tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể: Tài sản bao gồm: Vật, Tiền, Giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Điều 181 Bộ luật Dân sự quy định về Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu quyền tài sản trong đó có quyền đòi nợ có toàn quyền định đoạt tài sản này, cụ thể:

Điều 322 Bộ luật Dân sự có quy định: Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có quy định Quyền đòi nợ là một quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Quyền đòi nợ còn xác định là đối tượng mua bán trong hợp đồng mua bán giữa các bên. Tại Điều 449 Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc Mua bán quyền tài sản thì Quyền đòi nợ là một quyền tài sản được đem ra để mua bán.  Thực tiễn có những doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ.

Quyền đòi nợ là quyền yêu cầu trả nợ và được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao quyền yêu cầu.

Ngoài ra quyền đòi nợ còn được đem thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác trong hệ thống các văn bản pháp luật về Đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thế chấp quyền đòi nợi

Bộ luật Dân sự, Bộ luật gốc quy định về quyền tài sản và thế chấp quyền tài sản như sau:

Quyền đòi nợ là một quyền tài sản và chính là một tài sản được quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.

Theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ….thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thế chấp từ Điều 342 đến Điều 357 về thế chấp tài sản thì Quyền đòi nợ là một tài sản nên được quyền thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật này.

Pháp luật chuyên ngành quy định về giao dịch bảo đảm và quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ như sau:

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ quy định về Giao dịch bảo đảm có quy định về quyền đòi nợ như sau:

Điều 22 Thế chấp quyền đòi nợ:

  1. Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.
  2. Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
  1. Yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán cho mình khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ;
  2. Cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu bên có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu;
  1. Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau:
  1. Thanh toán cho bên nhận thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 2 điều này;
  2. Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Như vậy, quyền đòi nợ được phép thế chấp theo quy định của pháp luật, tuy nhiên cơ sở pháp lý vẫn có nhiều điểm chưa rõ ràng, rất dễ xảy ra tranh chấp giữa các bên. Rất muốn trong thời gian tới nhà làm luật cần sửa đổi, bổ sung để quy định này được áp dụng rộng rãi hơn.

Vậy, Quyền đòi nợ có được chuyển giao hay không?

Theo quy định của pháp luật thì Quyền đòi nợ là một quyền về tài sản, theo đó bên có quyền đòi nợ có thể yêu cầu bên mắc nợ phải trả nợ hoặc có quyền yêu cầu Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc bên mắc nợ phải trả nợ, đây là một quyền yêu cầu hợp pháp.

Quyền chuyển giao:

Điều 309 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về việc Chuyển giao quyền yêu cầu:

  • Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận.
  • Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao cho người thế quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu.
  • Những quyền yêu cầu sau đây không được chuyển giao:

+ Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận là không được chuyển giao quyền yêu cầu;

+ Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Hình thức chuyển giao:

Điều 310 Bộ luật Dân sự quy định việc chuyển giao quyền yêu cầu có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản; trong trường hợp pháp luật có quy định phải lập thành văn bản, phải công chứng, chứng thực, phải xin phép thì tuân thủ theo quy định đó.

Không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ:

Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện:

Điều 314 Bộ luật Dân sự có quy định: Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ:

  • Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu hoặc người thế quyền không chứng minh được tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.
  • Trong trường hợp Bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình nữa.

Trách nhiệm của người chuyển giao quyền yêu cầu:

Điều 312 quy định về việc không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu: Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, Quyền đòi nợ là một quyền yêu cầu do đó được phép chuyển giao theo quy định nói trên khi đó bên nhận thế quyền sẽ là bên có quyền đòi nợ đối với bên có nghĩa vụ trả nợ.

Luật sư Ngô Thế Thêm

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DOANH GIA

  •  52172
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…