DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy trình và chi phí ban hành Luật

Đố các bạn, để 1 văn bản Luật ra đời thì cần phải trải qua những bước nào và tốn bao nhiêu tiền?

Bài viết sau đây sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quan về quy trình ban hành Luật và phí, lệ phí của từng bước thực hiện:

Bước 1: Lập chương trình xây dựng Luật

- Lập đề nghị xây dựng Luật để lấy ý kiến bao gồm:

1. Tờ trình đề nghị xây dựng Luật

2. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách: 8.000.000 đồng/báo cáo.

3. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật: 2.000.000 đồng/báo cáo

4. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý:

+ Đối với dự án luật mới hoặc thay thế: 1.500.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo;

5. Đề cương dự thảo luật

- Thẩm định đề nghị xây dựng Luật

+ Đối với đề nghị xây dựng luật: 500.000 đồng/báo cáo;

- Trình Chính phủ đề nghị xây dựng luật

- Chỉnh lý và gửi hồ sơ đề nghị xây dựng Luật

- Lập đề nghị Chương trình xây dựng Luật

- Lập dự kiến Chương trình xây dựng Luật

- Thông qua dự kiến Chương trình xây dựng Luật

- Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng Luật

Bước 2: Soạn thảo Luật

- Soạn thảo đề cương chi tiết dự án Luật

+ Dự án luật mới hoặc thay thế: mức chi 4.500.000 đồng/đề cương;

+ Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.800.000 đồng/đề cương.

- Soạn thảo dự án Luật:

+ Dự án luật mới hoặc thay thế: 12.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

+ Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản.

- Lấy ý kiến

+ Đối với dự án luật mới hoặc thay thế: 1.000.000 đồng/văn bản;

+ Đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: 700.000 đồng/văn bản

- Chỉnh lý: 600.000 đồng/lần chỉnh lý

Bước 3: Thẩm định hồ sơ dự án Luật: 1.500.000 đồng/báo cáo

1. Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo.

2. Dự thảo văn bản,

3. Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến thẩm định.

4. Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có thủ tục hành chính.

5. Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới.

6. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý.

+ Đối với dự án luật mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo;

+ Đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo;

7. Tài liệu khác (nếu có).

Bước 4: Thảo luận, chỉnh lý và thông qua

Bước 5: Công bố Luật

* Các khoản chi khác:

- Chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị và họp báo.

Tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị phục vụ công tác xây dựng dự kiến chương trình, soạn thảo, đánh giá tác động, góp ý, thẩm định, thẩm tra văn bản; điều tra, khảo sát; theo dõi, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật:

+ Chủ trì: 150.000 đồng/người/cuộc họp;

+ Các thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/cuộc họp;

+ Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: mức chi 500.000 đồng/văn bản; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mức chi 200.000 đồng/văn bản.

Tham dự cuộc họp báo công bố luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành:

+ Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/cuộc họp;

+ Các thành viên tham dự: mức chi 70.000 đồng/người/cuộc họp.

- Chi thuê dịch và hiệu đính tài liệu

+ Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: 120.000 đồng/trang (350 từ);

+ Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: 150.000 đồng/trang (350 từ);

+ Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số: 100.000 đồng/trang (350 từ);

+ Hiệu đính tài liệu dịch: 40.000 đồng/trang (350 từ).

+ Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông mức chi biên dịch được phép tăng 30% so với mức chi biên dịch nêu trên.

- Chi lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập: 1.000.000 đồng/báo cáo.

Căn cứ pháp lý:

- Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

- Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính

- Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

- Thông tư 01/2017/TT-VPCP hướng dẫn thực hiện quy định về Công báo tại Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Nghị quyết 351/2017/UBTVQH14 quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước 

  •  3529
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…