DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Quy tắc loại trừ chứng cứ”- Điểm mới đáng chú ý tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ luôn được xem là phương tiện của việc chứng minh. Xâu chuỗi, tổng hợp toàn bộ các hoạt động: thu thập, cung cấp, bảo quản, nghiên cứu, đáng giá, tổng hợp, sử dụng chứng cứ sẽ là cơ sở quan trọng, căn cứ quyết định để xác định sự thật khách quan, đưa đến kết luận khẳng định hoặc phủ định sự việc có hay không diễn ra trên thực tế? Và qua đó nhằm đảo bảo mục đích đề ra của pháp luật hình sự: xử lý đúng người đúng tội, khách quan, công bằng.

Khái niệm “chứng cứ” trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã tiếp tục kế thừa nội dung của các bộ luật trước đó, quy định cụ thể tại Điều 86 như sau:

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.”

Như vậy, theo nội dung định nghĩa trên, chứng cứ không chỉ phải đáp ứng tính “có thật”, mà ngoài ra còn phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục của Bộ luật tố tụng hình sự thì mới có thể sử dụng. Tuy nhiên, căn cứ trên mới chỉ dừng lại ở việc định nghĩa như thế nào được xem là chứng cứ chứ chưa đưa ra được “quy tắc loại trừ chứng cứ” nếu không đáp ứng đủ các thuộc tính theo quy định.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có nhiều điểm mới tiến bộ và điều chỉnh phù hợp hơn so với Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trước đó. Xét về chế định “chứng minh”, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có một điểm mới đáng chú ý trong“Quy tắc loại trừ chứng cứ” mà bộ luật cũ không quy định. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 87 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nội dung mới như sau:

Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự

Quy định trên được xem chính là “Quy tắc loại trừ chứng cứ” mà căn cứ vào đó, chúng ta có thể khẳng định: Ngoài việc phải đảm bảo tính “có thật” thì chỉ được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự khi đã đáp ứng tính “hợp pháp”, tức đảm bảo tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục; chỉ cần việc thu thập không tuân theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì đương nhiên đó không được xem là chứng cứ trong vụ án.

Có thể nói, quy định mới trên tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã đưa ra căn cứ pháp lý rõ ràng, cụ thể cho những trường hợp loại trừ chứng cứ mà theo đó, phải đảm bảo được tính chính xác, sự tin cậy vững chắc thì mới có căn cứ sử dụng các chứng cứ đó để tìm ra sự thật khách quan.

  •  7683
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…