DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định xử phạt về cho vay nặng lãi tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP có còn phù hợp không?

Tại Điểm d Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình  có quy định như vậy:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.

Nội dung này được quy định trong bối cảnh Bộ luật dân sự 2005 còn hiệu lực:

Điều 476. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

….

Thế nhưng, tại thời điểm hiện nay, Bộ luật dân sự 2005 đã không còn hiệu lực, thay vào đó là Bộ luật dân sự 2015:

Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Vậy thì câu hỏi đặt ra, liệu Điểm d Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có còn phù hợp với thời điểm hiện nay và còn hiệu lực để áp dụng không?

Mình có hỏi 2 người bạn thì đều cho 2 ý kiến khác nhau:

Anh bạn thứ 1 cho rằng: Vẫn còn hiệu lực để áp dụng, tuy nhiên, khi áp dụng xử phạt cần phải lồng ghép vào nhau, đó là mức lãi suất cần thỏa mãn 2 điều kiện:

Điều kiện 1 là vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Điều kiện 2 là vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay

Anh bạn thứ 2 cho rằng: Dĩ nhiên là không còn phù hợp và không thể áp dụng ở thời điểm hiện nay, rất có thể phải chờ một văn bản mới thay thế Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung ở điểm này thì mới áp dụng được.

Còn mình thì có ý kiến như vậy, nếu là người dân bình thường, không học qua trường lớp hay chuyên ngành luật nào, thì họ vẫn còn áp dụng, vì không có thông báo mới thay đổi gì, nhưng liệu đó có phải là rủi ro cho họ khi có sự chênh lệch, không đồng nhất giữa các quy định hay không?

P/S: May là mình học Luật, dù không giỏi, nhưng vẫn có điều kiện để nghiên cứu để biết được sự không đồng nhất giữa các văn bản luật này.

  •  18744
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…