DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định về xử phạt hành vi hủy hoại tiền

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg, Điều 23 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 về các hành vi bị cấm liên quan đến đồng tiền Việt Nam, cụ thể:

- Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.

- Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.

- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

- Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

- Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc một số người dùng tiền để gấp hoa, trang trí tranh, cây thần tài nhưng không cắt, xé, đốt, làm biến dạng ảnh hưởng đến giá trị có thể sử dụng được sau khi trang trí thì hành vi đó chưa có dấu hiệu phạm hủy hoại tiền và không vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền Việt Nam.

Do đó, đối với những hành vi cắt, xé, đốt, phá hoại tiền của người khác là hành vi phạm tội lần đầu, với tính chất và mức độ nhẹ thì có thể bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Tuy nhiên nếu đó là hành vi tái phạm, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, tiền là di vật, cổ vật của người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình phạt lúc này sẽ phải chịu đối với hành vi trên là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Như vậy, đối với các hành vi hủy hoại tiền ngoài phải chịu phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng thì nếu tái phạm thì có thể bị chịu hình phạt tù cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  •  1416
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…