Vụ này phải tranh luận tiếp mới được
Điều 37.
...
3- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày.
Quy định "ít nhất 45 ngày" này có thể hiểu như sau
- NLĐ chỉ cần báo trước 45 ngày thì có quyền đơn phương chấm dứt HĐ, không kèm theo bất kỳ điều kiện nào khác.
- NLĐ nếu muốn cũng không thể báo trước ít hơn 45 ngày, quy định này để bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động
- NLĐ nếu muốn có thể báo trước nhiều hơn 45 ngày, chẳng hạn có thể báo trước 46 ngày, 50 ngày hay 60 ngày rồi mới nghỉ đều được. Quy định "ít nhất" này để bảo vệ quyền lợi NLĐ, để họ thuận tiện hơn trong việc sắp xếp "làm" hay "nghỉ"
Nếu có 1 thỏa thuận giữa hai bên bắt buộc NLĐ phải báo trước 6 tháng thì rõ ràng thỏa thuận này đã làm khó NLĐ, đã gây bất lợi cho NLĐ so với quy định trong luật lao động. Theo điều 29 dưới đây thì quy định như vậy sẽ bị hủy bỏ
Điều 29.
1- .....
2- Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung.
3- Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật
Cập nhật bởi ntdieu ngày 10/01/2013 07:25:35 CH
sửa chính tả