DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định về đặt tên cho con

 Theo vnexpress.net, đại biểu Nguyễn Thị Nhung đề nghị Luật hộ tịch quy định nguyên tắc đặt tên và xác định họ cho con phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán.

Quan điểm này xuất phát từ những cái tên nghe vừa "lạ" lại vừa "độc", hoặc nó dài đằng đẳng, hoặc lai tây, lai tàu, lai đủ thứ; một số khác được cho là "nhạy cảm", "phản cảm", "quá xấu" và "không thuần Việt". Cứ lên gặp  bác google mà hỏi thì không ích kết quả có những cái tên khi đọc lên không ích người "giật mình cái đùng". Ngoài ra, mặc dù chuyện đặt tên cho con là quyền của cha, mẹ; nhưng không ít người cha, mẹ đã khiến cho cán bộ hộ tịch phải "đau đầu", đơn giản chỉ vì cái tên nó độc đến mức cán bộ không biết "xử lý sao cho phải". Hôm trước bản thân tôi cũng đọc được thông tin đâu đó cái tên tương tự như "Nguyễn Hận Đời", "Trần Đại Hận Tình" mà người cha, mẹ nào đó đã đặt cho con vì "cảm xúc" của bản thân trước hoàn cảnh mình gặp phải. Hoặc quá ngưỡng mộ phim Hàn Quốc lại đặt tên cho con theo tên Hàn như "Hồ Kim Dong Jun", hâm mộ cầu thủ đá bóng nên đặt tên cho con là "Đỗ Ronaldo",... Không ít người con sau này lớn lên biết nhận thức lại thấy mặc cảm với cái tên trước mọi người, làm thủ tục xin đổi tên,...

Nếu đề xuất này được ghi nhận thì sắp tới người Việt Nam ta sẽ toàn tên hay, tên ngắn vừa phải, với lượng dân số như hiện nay thì viễn cảnh "thiếu tên" để đặt là chuyện bình thường nên sẽ có không ích tên trùng nhau, thậm chí trùng "từ đầu chí cuối".

Vô tình nếu cái tên nào đó đăng ký sở hữu trí tuệ thì việc đặt tên cho con làm sao để không vi phạm bản quyền sẽ vô cùng nhức đầu (vui tí).

Một số người cho rằng nên quy định nguyên tắc đặt tên, như vị đại biểu đã nêu. Tham khảo qua những ý kiến phản hồi từ bài báo viết thì cư dân mạng đa phần phản đối ý kiến này. Bởi vì cha mẹ "có quyền sinh con" thì "có quyền đặt tên cho con". Việc giới hạn quyền đặt tên bằng "nguyên tắc" là không phù hợp với Hiến pháp. Bên cạnh đó, "tên như thế nào là phù hợp" thì thật khó có câu trả lời. Bởi người ta nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", cùng một cái tên nhưng người khen hay, kẻ chê dỡ; vì vậy, sẽ lại thêm một thủ tục "thẩm định tên" cùng với đó là "nhiều thứ nhiêu khê" đi kèm. Nghĩ đến đây, tôi lại nhớ trong bộ phim nổi tiếng "Tể tướng lưng gù" có một vị quan chuyên "giải thích từ ngữ tào lao" sau này phải "ra đi".

Xem ra cái "tên gọi" mang nặng danh phận đang đặt ra thách thức lớn cho những người liên quan đến nó. Không biết các bạn nghĩ sao, nhưng với tôi, không ai lại không muốn con mình có một cái tên "coi được, nghe được" trong xã hội. dù nó không hay. Không hay nhưng cũng đừng làm cho con mình sau này nó nhận thức được rồi mặc cảm khi thầy cô, bè bạn, ... gọi cái tên của nó. Lại gây phiền hà khi phải làm thủ tục thay đổi này kia (mà cũng chưa chắc được chấp nhận). Bản thân tôi không thích thủ tục này nọ rườm rà nên không nhất thiết phải quy định cái nguyên tắc ấy vào trong luật. Chỉ cần giúp đỡ người làm cha, làm mẹ thay đổi nhận thức, khi đi đăng ký khai sinh cho con nhận biết cái tên nó quan trọng đối với đứa con sau này mà bỏ qua sở thích cá nhân, thần tượng hóa ai đó, căm ghét ai đó, hoặc đừng lấy quá khứ đau buồn của mình để gán vào sinh linh bé nhỏ vô tội thì mọi việc không khó để định hướng giải quyết. Cán bộ tiếp nhận đăng ký khai sinh cũng hướng dẫn thủ tục sao cho nhanh gọn, tránh việc người dân đi đăng ký mỗi cái giấy khai sinh mà năm lần bảy lượt lên xuống, cha/mẹ nào mất bình tỉnh lại đặt cho con cái tên dài loằng ngoằng như "Hành Trình Đi Đăng Ký Giấy Khai Sinh" để cán bộ viết cho bỏ ghét thì nguy.

  •  36858
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…