DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định pháp luật về việc lựa chọn ngôn ngữ trong hợp đồng, giao dịch tại Việt Nam

Ngày nay cùng vớihội nhập quốc tế, thì việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam có giao dịch, giao thương với các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Vì thế xuất hiện nhu cầu lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình giao dịch, lập hợp đồng giữa các bên, vậy pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này như thế nào?

Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 không có quy định về ngôn ngữ hợp đồng. Có thể hiểu là các bên ký kết có thể tự lựa chọn ngôn ngữ hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định riêng về ngôn ngữ hợp đồng. Tuy nhiên, tại Điều 404 của Bộ luật Dân sự có quy định về ngôn từ trong giải thích hợp đồng, cụ thể như sau:

Điều 404. Giải thích hợp đồng
 
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
 
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
 
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
 
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
 
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
 
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
 
Như vậy về quy định chung không bắt buộc hợp đồng phải lập bằng ngôn ngữ nào, trừ một số lĩnh vực chuyên ngành ví dụ như:
 
1. Chuyển giao công nghệ:
 
Khoản 2 Điều 22 Luật chuyển giao công nghệ 2017: Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thoả thuận; trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt. Hợp đồng bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị như nhau.
 
Điều 22. Giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ
 
1. Việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác được coi là giao dịch bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Văn bản hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.
 
2. Ngôn ngữ trong hợp đồng chuyển giao công nghệ do các bên thỏa thuận.
 
3. Hợp đồng chuyển giao công nghệ được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 
2. Xây dựng:
 
Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng,áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, BT và PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau phải áp dụng hệ thống pháp luật Việt nam, ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt, đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh:
 
Điều 11. Luật áp dụng và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng
 
1. Hợp đồng xây dựng phải áp dụng hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và tuân thủ các quy định của Nghị định này.
 
2. Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng xây dựng là tiếng Việt.
 
3. Đối với hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn; trường hợp không thỏa thuận được thì sử dụng tiếng Anh.
 
3. Tiêu dùng:
 
Về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng: Khoản 2 Điều 14 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định:
 
Điều 14. Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
 
1. Hình thức hợp đồng giao kết với người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
 
2. Trường hợp giao kết hợp đồng với người tiêu dùng bằng văn bản thì ngôn ngữ của hợp đồng phải được thể hiện rõ ràng, dễ hiểu.
 
Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
 
3. Trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tạo điều kiện để người tiêu dùng xem xét toàn bộ hợp đồng trước khi giao kết.
 
ngon-ngu-trong-hop-dong
 
Về ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế Việt Nam:
 
Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013:
 
Điều 5. Văn bản giao dịch với cơ quan thuế
...
4. Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
 
Đối với hồ sơ Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản chụp hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
 
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 16, Điều 20, Điều 44, Điều 54 Thông tư này.
 
Về ngôn ngữ sử dụng trong kế toán:
 
Khoản 1 Điều 11 Luật Kế toán 2015
 
Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
 
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
 
Về ngôn ngữ sử dụng trong hóa đơn hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
 
điểm k) khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
 
k) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
 
Ngôn ngữ trong “Biên bản họp đại hội đồng cổ đông”; “Biên bản họp Hội đồng quản trị” của công ty cổ phần:
 
Khoản 1 và Khoản 4 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020
 
Điều 150. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
 
1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
 
...
4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.
 
 Về giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
 
 
Điều 20. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự
 
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
 
Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
 
>>> Vì thế lời khuyên dù trong trường hợp nào thì các doanh nghiệp VN đang hoạt động tại VN, cung ứng hàng hóa dịch vự tai VN thì nên thỏa thuận lựa chon tiếng Việt là ngôn ngữ chính và nếu có tranh chấp thì sẽ được ưu tiên sử dụng
  •  11669
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…