DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định như thế nào về việc nhập khẩu ô tô theo dạng quà biếu tặng?

Hiện nay có rất nhiều xe được nhập dưới dạng quà biếu tặng nhằm trốn tránh các loại thuế và hưởng lợi. Theo đó, vấn đề được đặt ra là phap luật Việt Nam quy định như thế nào về việc nhập khẩu ô tô theo dạng quà biếu tặng.
 
Nhập khẩu bằng hình thức biếu tặng không nhằm mục đích thương mại nghĩa là việc nhập khẩu không dùng vào mục đích mua bán lại cho người khác kiếm lợi nhuận.
 
Những đối tượng nào được phép nhập khẩu xe từ nước ngoài về gồm: theo Điều 2 Thông tư 143/2015/TT-BTC:
 
“1. Người Việt Nam định cư tại nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ một năm trở lên theo lời mời của cơ quan Nhà nước Việt Nam.
 
2. Chuyên gia nước ngoài tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam đảm bảo điều kiện được tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy quy định tại Quyết định số 119/2009/QĐ-TTg ngày 01/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
 
3. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
 
4. Các đối tượng khác được nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại theo quy định của pháp luật có liên quan.
 
5. Cơ quan hải quan, công chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
 
6. Tổ chức, cá nhân Việt Nam nhận chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy tạm nhập khẩu, nhập khẩu miễn thuế của các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và xe ô tô nhập khẩu miễn thuế của đối tượng quy định tại khoản 4 (dưới đây gọi tắt là người mua xe).”
 
Các trường hợp ô tô cấm nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; như sau:
 
+Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
 
+Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa; đục sửa; đóng lại số khung; số động cơ.
 
+Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu.
 
+ Các loại ô tô; xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
 
+Ô tô cứu thương.
 
Do đó, chỉ được nhập khẩu ô tô khi không thuộc một trong các trường hợp kể trên.
 
Tại Khoản 3 Điều 3, Thông tư số 143/2015/TT-BTC: "Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 nếu nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng thì trong một năm, mỗi tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ được nhập khẩu một xe ô tô và một xe gắn máy do tổ chức, cá nhân nước ngoài biếu, tặng.”.
 
Theo đó, số lượng ô tô trong một năm; mỗi cá nhân tổ chức chỉ được phép nhập khẩu 1 xe ô tô do cá nhân, tổ chức nước ngoài biếu tặng.
 
Như vậy, nếu trường hợp nhập khẩu với số lượng từ hai chiếc trở lên; và với mục đích thương mại thì việc nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại sẽ không được áp dụng. Vì vậy ngoài phải đáp ứng các điều kiện để được phép nhập khẩu xe; thì số thuế phải nộp trong trường hợp vì mục đích thương mại sẽ cao hơn so với trường hợp biếu tặng do giá trị hàng hóa thực tế và nhiều chi phí khác.
 
  •  465
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…