DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang soạn thảo dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, có những quy định mới được sửa đổi, bổ sung so với Nghị định 102/2014/NĐ-CP như:

Nghị định 102/2014/NĐ-CP

Dự thảo sửa đổi

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

Thay thế cụm từ “cho phép” bằng cum từ “giao, cho thuê đất” và bổ sung trường hợp sử dụng đất không được người sử dụng đất cho phép hoặc mượn đất của người khác mà khi hết thời hạn được mượn vẫn không trả lại đất để phù hợp nội dung Nghị định có xử phạt cả trường hợp lấn chiếm đất của người khác.

- Bổ sung Khoản 3 nội dung giải thích hành vi hủy hoại đất vì nội dung Nghị định bổ sung quy định xử phạt hành vi này theo đề nghị của các địa phương; hơn nữa nhiều địa phương đề nghị giải thích rõ hơn hành vi hủy hoại đất mà trong Luật đất đai chưa thể hiện hết.

- Bổ sung Khoản 4 nội dung giải thích hành vi “Chưa làm thủ tục để thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai với Nhà nước” vì nội dung Nghị định bổ sung quy định xử phạt hành vi này theo đề nghị của các địa phương.

 

 

Bổ sung Điều 4 để quy định cụ thể về thời điểm để tính thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực đất đai; vì quy định thời hiệu xử phạt tại điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính áp dụng trong lĩnh vực đất đai đang có vướng mắc như: Trường hợp vi phạm nào được coi là hành vi vi phạm đã kết thúc và trường hợp nào được coi là hành vi vi phạm đang được thực hiện để xác định thời hiệu xử phạt theo quy định, dẫn đến thực hiện còn lúng túng, không thống nhất.

 

Bổ sung thêm việc áp dụng xử phạt đối với hành vi của đơn vị sự nghiệp công lập được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thực hiện các quyền nhưng chưa được nhà nước cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 174 của Luật đất đai năm 2013 vào Điều 6.

 

Bổ sung Điều 7 quy định về cách xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm vì quy định hiện hành chưa hướng dẫn dẫn đến vướng mắc không thực hiện được hình thức xử lý này ở các địa phương.

 

Điều 5. Xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính:

1. Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 6, 7, 8, 15, Khoản 1 Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này được xác định theo quy mô diện tích đất bị vi phạm.

2. Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 của Nghị định này được xác định theo số lượng hộ gia đình bị ảnh hưởng.

3. Tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 9 và Điều 24 của Nghị định này được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất trong bảng giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất ban hành tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính và chia thành 04…

 

- Sửa đổi, bổ sung về các trường hợp  xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm theo quy mô diện tích đất bị vi phạm cho phù hợp nội dung Nghị định đã được sửa đổi.

- Sửa đổi quy định tính chất, mức độ theo số lượng căn hộ, số lượng lô đất để thống nhất với nội dung quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

- Bổ sung thêm quy định các trường hợp xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm theo loại hình vi phạm, vì quy định hiện hành chưa quy định.

- Bổ sung việc xác định diện tích vi phạm trong trường hợp có bản đồ địa chính và các loại bản đồ khác, vì quy định hiện hành chưa quy định trường hợp này;

- Bỏ quy định việc tạm ứng từ ngân sách nhà nước cho việc đo đạc  xác định lại diện tích vi phạm đối với trường hợp phải trưng cầu đơn vị đo đạc, vì thủ tục tạm ứng rất phức tạp, không đáp ứng kịp thời, do thời gian thực hiện nhanh, kiểm tra rất ngắn. Nội dung sửa đổi theo hướng quy định người sử dụng đất phải chi trả chi phí đo đac ngay sau khi kết thúc đo đạc.

 

Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:

1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

 

 

- Sửa đổi tên điều cho thống nhất với hành vi quy định tại Điều 64 của Luật và phù hợp với quy định áp dụng thời hiệu xử phạt tại Điều 4 thành: Điều 9. Sử dụng đất không đúng mục đích do chuyển từ đất trồng lúa sang mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Bổ sung thêm cụm từ “đất nông nghiệp khác”.

- Sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả để bổ sung biện pháp (Buộc phải làm thủ tục xin phép chuyển mục đích đối với trường hợp chuyển mục đích trước ngày 01/7/2014 mà thửa đất đã được cấp GCN  nay phù hợp với kế hoạch sử dụng đất; buộc phải làm thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCN đối với trường hợp thửa đất chưa được cấp GCN mà có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất) để phù hợp với quy định của Luật đất đai năm 2013 và Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Điều 7. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Thay cụm từ “tự ý chuyển mục đích sử dụng” thành “sử dụng đất không đúng mục đích do”.

                    

- Nâng mức phạt sử dụng đất không đúng mục đích lên theo ý kiến của các địa phương (mức phạt hiện hành quá thấp, không đủ tính răn đe).

- Sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả để bổ sung biện pháp buộc phải làm thủ tục xin phép chuyển mục đích đối với trường hợp chuyển mục đích trước ngày 01/7/2014 mà thửa đất đã được cấp GCN, nay phù hợp với kế hoạch sử dụng đất; buộc phải làm thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCN đối với trường hợp thửa đất chưa được cấp Giấy mà có đủ điều kiện được công nhận để phù hợp với quy định của Luật đất đai và Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

 

- Sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc phải trả lại diện tích đất đã lấn, chiếm đối với trường hợp không đủ điều kiện được công nhận theo quy định của pháp luật đất đai.

+ Bổ sung biện pháp buộc phải làm thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCN đối với trường hợp lấn, chiếm đất quy định tại điểm đ và e khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai, Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà việc sử dụng đất lấn, chiếm phù hợp quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phù hợp với quy định của pháp luật đất đai đối với trường hợp đủ điều kiện công nhận; Nhà nước thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã bị xử phạt mà sau 30 ngày không chấp hành.

- Bổ sung việc nộp lại số lợi có được do hành vi vi phạm cho đầy đủ, thống nhất giữa các trường hợp vi phạm.

- Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi hủy hoại đất theo ý kiến đề nghị của Đại biểu Quốc hội, của cử tri và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường nhiều tỉnh (thành phố) vì:

- Việc xử phạt đối hành vi này trước đây đã được thực hiện theo các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trước Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

- Hành vi này đang diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương; việc thu hồi ngay khi phát hiện vi phạm là quá nhiều sẽ khó thực hiện và nhiều trường hợp người sử dụng đất đã nhận thức được lỗi lầm của mình xin được khắc phục hậu quả thì không cần thiết phải thu hồi.

....

Và nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung theo ý kiến của nhiều địa phương được đề cập trong Dự thảo. Mời các bạn xem chi tiết tại Dự thảo sửa đổi Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai và bảng so sánh kèm theo.

  •  5707
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…