DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quy định mới về đào tạo nghề Luật sư

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một số chức danh tư pháp, Bộ Tư pháp đang trong những ngày cuối cùng lấy ý kiến để hoàn chỉnh và chờ trình Chính phủ Pháp lệnh về việc đào tạo một số chức danh tư pháp. Trong đó, Pháp lệnh này quy định về việc đào tạo nghề Luật sư, cụ thể như sau:

I. Cơ sở đào tạo

- Cơ sở đào tạo của Bộ Tư Pháp.

- Cơ sở đào tạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

II. Chương trình đào tạo riêng nghề luật sư

Gồm 03 phần: phần kiến thức chung về nghề nghiệp, phần kỹ năng nghề nghiệp và phần thực tập.

- Phần kiến thức chung về nghề nghiệp gồm các nội dung về hệ thống tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư; hệ thống tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp; vị trí, vai trò và mối quan hệ của Luật sư với Thẩm phán và Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng; đạo đức nghề nghiệp của Luật sư; các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp; thông tin chính sách, pháp luật mới.

- Phần kỹ năng nghề nghiệp gồm các nội dung về kỹ năng tham gia giải quyết vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; kỹ năng tư vấn pháp luật; kỹ năng bổ trợ phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp.

- Phần thực tập gồm các hoạt động thực hành nghề nghiệp trong môi trường hành nghề thực tế của Luật sư.

Thời gian đào tạo nghề luật sư là 12 tháng, trong đó thời gian thực tập là 03 tháng.

1. Hình thức tuyển sinh

Xét tuyển hay thi tuyển.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam quyết định hình thức tuyển sinh đào tạo nghề luật sư.

2. Điều kiện được tuyển sinh

- Là công dân Việt Nam, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Có bằng cử nhân luật trở lên.

- Ðủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

- Các điều kiện khác theo quy định pháp luật và Quy chế tuyển sinh.

3. Thực tập

- Cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch thực tập gồm mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm thực tập, kiểm tra và đánh giá kết quả thực tập; gửi danh sách và kế hoạch thực tập đến đơn vị tiếp nhận thực tập.

- Đơn vị tiếp nhận thực tập phân công người hướng dẫn, bố trí công việc  đảm bảo cho học viên được thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư phù hợp với mục tiêu, nội dung của chương trình thực tập.

- Cơ sở đào tạo phối hợp với các đơn vị tiếp nhận thực tập quản lý học viên trong thời gian thực tập, kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập.

4. Điều kiện công nhận tốt nghiệp

- Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp, học viên không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tích lũy đủ số học phần quy định, không còn học phần bị điểm dưới 5,0.

- Tất cả các môn thi tốt nghiệp đạt điểm 5,0 trở lên.

- Các điều kiện khác theo Quy chế đào tạo của cơ sở đào tạo.

Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư.

  •  10811
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…