DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Quảng cáo các loại thuốc “ba đời nhà tôi..”: Có cơ sở xử phạt đến 40 triệu đồng!

Quảng cáo thuốc "ba đời nhà tôi..."

Quảng cáo thuốc "ba đời nhà tôi..." - Minh họa

Tần suất phủ sóng của các quảng cáo thuốc cổ truyền với nội dung “ba đời nhà tôi chữa…” thời gian gần đây làm nhiều người nổi cáu, tuy nhiên ngoài việc làm phiền người dân, một số người tin tưởng sử dụng các loại thuốc này đã phải nhập viện! Theo quy định của pháp luật hiện hành, hình thức quảng cáo thuốc này hoàn toàn có thể bị xử phạt lên đến … triệu đồng.

Trước hết, trong số những hành vi bị cấm liên quan đến thuốc, dược phẩm tại Điều 6 Luật Dược 2016, Khoản 13 quy định:

“Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm:

13. Sản xuất, pha chế, bán thuốc cổ truyền có kết hợp với dược chất khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

…”

Theo đó, trường hợp những loại thuốc cổ truyền được quảng cáo hoàn toàn chưa được cấp phép, chúng ta đã có cơ sở để xử phạt những người đứng sau các quảng cáo này.

Ngoài ra, các yêu cầu về nội dung quảng cáo đối với thuốc quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử được quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BYT như sau:

- Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với Giấy phép lưu hành tại Việt Nam; Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt; Chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận

- Phải có các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 181/2013/NĐ-CP và các thông tin sau:

+ Tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam

+ Tên hoạt chất của thuốc

+ Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”

Chỉ cần xem qua các đoạn quảng cáo, chúng ta hoàn toàn không thấy những điều được quy định bên trên! Chính vì điều này, các cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử phạt người quảng cáo thuốc theo quy định tại Điều 68 Nghị định 158/2013/NĐ-CP với một số mức phạt như:

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng khi quảng cáo thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.

- Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng khi quảng cáo các sản phẩm không phải là thuốc nội dung không rõ ràng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Ngày 30/3/2021, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn đề nghị các Bộ, ban ngành liên quan thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc làm rõ các đối tượng "thần y" chữa bách bệnh và các quảng cáo thuốc trôi nổi trên mạng xã hội! Mong rằng các cá nhân, tổ chức này sẽ xớm bị xử lý.

  •  920
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…