DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

QCVN 41:2019/BGTVT: Các trường hợp vượt đèn vàng không bị phạt

Ngày 31/12/2019 Bộ GTVT ban hành Thông tư 54/2019/TT-BGTVT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Ban hành kèm theo Thông tư này “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ”. Mã số đăng ký: QCVN 41:2019/BGTVT.

Theo quy chuẩn: Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.

QCVN 41:2019/BGTVT: Các trường hợp vượt đèn vàng không bị phạt

Ý nghĩa của đèn tín hiệu được nêu ra như sau:

- Tín hiệu xanh: cho phép đi.

- Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

- Tín hiệu đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

* Mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

Tại Điểm e, khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)  không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. 

(Trước đây: mức phạt quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng).

 

* Mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị  phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng  theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100.

(Trước đây mức phạt từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT.

  •  7547
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…