DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phụ lục hợp đồng lao động trong Bộ Luật lao động 2019

Phụ lục hợp đồng lao động được xem như là phần tài liệu kèm thêm để bổ sung cho nội dung của Hợp đồng lao động. Nó được xem như một bộ phận của Hợp đồng và có hiệu lực giống như hợp đồng lao động.

Khoản 2 Điều 24 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.” Theo quy định này, Phụ lục hợp đồng lao động có thể quy định chi tiết hoặc sửa đổi, bổ sung bất kì điều khoản, khía cạnh nào của Hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung này phải hướng đến việc thực hiện hợp đồng và không được có cách hiểu khác với hợp đồng. Bộ luật Lao động năm 2019 sắp có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2021 có quy định về Phụ lục khác với Bộ luật cũ, theo đó, “Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động” (Khoản 2 Điều 22).

Có thể thấy, với quy định này, bắt đầu từ ngày 01/01/2021 phạm vi sửa đổi của Hợp đồng lao động bị thu hẹp. Thời hạn của hợp đồng không còn được sửa đổi thông qua Phụ lục. Việc thay đổi thời hạn hợp đồng đồng nghĩa với việc ký lại hợp đồng mới hoặc tuân theo các quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019.

Ngoài ra, Bộ luật lao động năm 2019 còn có cách ghi cụ thể hơn. “Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực” (Khoản 2 Điều 22).

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì “…phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động…”. Việc quy định cụ thể này tránh cho người sử dụng nhầm lẫn đối tượng của Phụ lục hợp đồng lao động. Thống nhất giữa các điều khoản với nhau, đối tượng của Phụ lục hợp đồng lao động là điều, khoản hợp đồng, không phải là sửa đổi, bổ sung toàn bộ hợp đồng.

  •  2436
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…