DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Photocopy tài liệu học tập có vi phạm bản quyền?

Tình cờ đọc được bài viết này trên bookhunterclub, thấy hay nên post lên để mọi người cùng biết.

Gần đây, trên báo chí xuất hiện những thông tin về việc học sinh, sinh viên sắp phải trả một khoản tiền để có thể thoải mái photo tài liệu học tập mà không bị coi là vi phạm bản quyền. Cụ thể theo bài báo đăng trên Tiền Phong ngày 17 tháng 4 có đoạn

Luật Sở hữu trí tuệ quy định rõ, chỉ miễn trừ chi trả tác quyền sao chép đối với cá nhân có mục đích giảng dạy, nghiên cứu. Như vậy, gần 20 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam bị đẩy vào tình trạng vi phạm luật, vì mục đích phô tô tài liệu học tập.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là : Việc photocopy tài liệu học tập có thật sự vi phạm luật bản quyền và sở hữu trí tuệ hay không? Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi trên là không. Nhưng điều nguy hiểm hơn không phải là mỗi học sinh sinh viên sẽ phải đóng thêm vài chục ngàn một năm mà là những quan niệm sai lầm về vấn đề bản quyền và vi phạm bản quyền, đẩy chúng ta rơi vào vùng của những kẻ vi phạm pháp luật hay nặng nề hơn là những kẻ cắp. Kiểu tư duy này nhất thiết cần được làm rõ và điều chỉnh lại, tốt nhất thông qua cách tìm hiểu đặt nghi vấn về bản chất và ý nghĩa thực sự của luật bản quyền và sở hữu trí tuệ hiện nay.

Photocopy là dùng hợp lý (fair use)?

Trong luật bản quyền và sở hữu trí tuệ các nước luôn có một điều khoản được gọi là Dùng hợp lý (fair use ở Mỹ, fair practice ở EU) cho phép người sử dụng được dùng các tác phẩm trong một số tình huống nhất định mà không cần trả tiền hay xin phép tác giả. Trong Luật dân sự Việt Nam năm 1995 ở điều 760, 761 tương ứng với Điều 5 khoản 1 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 có đề cập sơ qua về điều khoản này nhưng không diễn giải cụ thể ra trong trường hợp nào thì sẽ được coi là dùng hợp lý và trong trường hợp nào thì không. Thế nhưng thật sự là luật của Việt Nam có nền tảng giống với Công ước Berne và Luật bản quyền Mỹ. Trong mục 107 điều 17 Luật bản quyền Mỹ có chỉ ra 4 yếu tố để đánh giá xem một hành động có được coi là dùng hợp lý hay không :

  1. Mục đích của việc sử dụng tài liệu là vì yếu tố thương mại hay mục đích học tập giáo dục? Nếu dùng cho mục đích học tập và sử dụng cá nhân, không sao chép hàng loạt và đem đi kinh doanh như các cơ sở photocopy thì không vi phạm điều khoản này.
  2. Tác phẩm có phải là một tác phẩm có tính sáng tạo cao không, hay chủ yếu dùng những dữ kiện thực tế (fact)? SGK Việt Nam chủ yếu có vai trò truyền tải những thông tin, dữ kiện thực tế chứ không thể coi là một tác phẩm có tính sáng tạo cao được.
  3. Bản copy sao chép bao nhiêu % của tác phẩm gốc? Thông thường để trích dẫn thì chỉ được phép sao chép khoảng 20% nội dung gốc.
  4. Ảnh hưởng của việc sao chép đó tới khả năng kinh doanh của tác phẩm đó? Câu hỏi này thật ra là việc sao chép đó sẽ phương hại lợi ích của tác giả và nhà sản xuất ở mức độ nào.

Có thể thấy trong trường hợp trên hai yếu tố 3 và 4 sẽ quyết định cho việc photocopy có bị coi là vi phạm bản quyền hay không. Lý thuyết thì là vậy, còn trên thực tế thì yếu tố 4, tức là tiền, sẽ là yếu tố quan trọng nhất và được quan tâm nhất. Tuy nhiên theo cách photocopy hiện nay thì nếu học sinh sinh viên không tìm cách kinh doanh các bản copy đó mà chỉ dùng nó vào mục đích học tập cá nhân thì tính ra họ chỉ phải chịu trách nhiệm về việc gây phương hại lợi ích ở mức độ 1 bản copy. Yếu tố 4 này thường hay được dùng để đánh giá những hành vi của một cá nhân hay tổ chức tìm cách tạo bản sao và phát tán nó với số lượng lớn như chia sẻ rộng rãi lên Internet hay photocopy với số lượng lớn. Như vậy nếu với mỗi cá nhân chỉ tạo 1 bản sao với mục đích học tập và tìm hiểu cá nhân và không tìm cách bán hay nhân bản bản sao đó lên thì trường hợp này có thể được coi là dùng hợp lý.

Các quan điểm phổ biến trên truyền thông đại chúng hiện nay về vấn đề bản quyền thường để lại những ấn tượng sai lầm rằng : sao chép và không được phép của tác giả dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào chắc chắn dẫn đến vi phạm luật và bị coi là một hành vi phạm tội, hay nặng hơn là coi đó là trộm cắp. Nếu sự thật như vậy thì mỗi khi có một nhà khoa học hay phê bình muốn đánh giá hay phê bình về một tác phẩm nào đó hẳn họ sẽ phải đi xin phép tác giả tác phẩm đó rằng “Cho phép tôi đánh giá tác phẩm của ông nhé?” Thực tế giới học thuật và nghệ thuật chưa bao giờ vận hành theo cách như vậy và xã hội cũng không nên vận hành theo cách như vậy, vì nó sẽ tạo ra một thứ văn hóa gọi là “văn hóa xin phép” và hạn chế rất nhiều khả năng sáng tạo và phát triển của xã hội.

Luật pháp nói chung hay luật bản quyền nói riêng không phải cố định và không vận hành theo kiểu tư duy trắng đen rõ ràng có hoặc không, mà luôn cần có sự thỏa hiệp. Do đó để có một thái độ và quan điểm đúng đắn về vấn đề này chúng ta cần hiểu thêm về nguồn gốc ra đời và hiện trạng của luật bản quyền hiện nay.

Luật bản quyền thực sự vì lợi ích của ai?

Theo cảm nhận thông thường thì các loại sách, tài liệu học tập được coi như là một loại tài sản. Từ “sở hữu” trong sở hữu trí tuệ (intellectual property) nói lên điều này. Khi bạn mua một ấn bản hợp pháp của sách/tài liệu đó, nó trở thành tài sản thuộc sở hữu của bạn và bạn có toàn quyền trong việc quyết định số phận của nó : đọc, bán lại, cho mượn, trao tặng, scan nó, đốt nó hay photocopy và chia sẻ nó. Theo chủ nghĩa tự do phổ biến hiện nay thì bạn có thể làm mọi thứ mình thích với tài sản của mình, miễn là không gây hại tới quyền lợi chính đáng của người khác. Điều khiến quyền chia sẻ trở thành một quyền nhạy cảm vì nó có thể dẫn đến phương hại quyền lợi, thường là quyền lợi về kinh tế, của tác giả và nơi xuất bản và phát hành chúng. Theo logic thì hệ thống sẽ vận hành tốt nếu những điều luật sinh ra tìm được cách dung hòa và đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các bên : tác giả, nhà xuất bản và người đọc. Hay nói theo phát biểu năm 1975 của Potter StewartThẩm phán tòa án tối cao Hoa Kỳ thì “Hệ quả đầu tiên của luật bản quyền là có thể đảm bảo phần lợi ích chính đáng từ các công trình sáng tạo của các tác giả. Nhưng mục đích cuối cùng của nó phải là khuyến khích sáng tạo phục vụ lợi ích của công chúng”. Thật vậy, Đạo luật Anne, văn bản luật bản quyền đầu tiên trên thế giới ra đời ở nước Anh năm 1710 cũng như Luật bản quyền đầu tiên tại Mỹ có tiêu đề “Đạo luật nhằm khuyến khích việc học tập”.

Nói một cách đơn giản thì tinh thần chủ đạo của Luật bản quyền là nhằm thúc đẩy việc học tập sáng tạo vì lợi ích của xã hội bằng cách cân bằng lợi ích tư của tác giả và nhà xuất bản với nhu cầu tự do thể hiện của công chúng. Điều kiện quyết định để sự cân bằng đó có thể diễn ra thực ra lại quy về vấn đề kiếm và phân chia tiền bạc. Khi tác giả kiếm đủ tiền để có một cuộc sống đầy đủ và các nhà xuất bản kiếm được khoản tiền đủ để bù đắp được khoản đầu tư ban đầu rồi thì người dùng có thể sử dụng tác phẩm đó thoải mái theo cách mình muốn. Thế nhưng hiện trạng thực tế hiện nay của luật bản quyền, trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam lại khác xa viễn cảnh đó.

Trên thực tế về lịch sử thì luật bản quyền được xây dựng để nhằm bảo vệ lợi ích cho các nhà xuất bản/sản xuất là chính. Lịch sử ra đời của luật bản quyền cho ta thấy rõ ảnh hưởng của các đơn vị xuất bản : bắt tay với chính phủ để kiểm duyệt thông tin và độc quyền in ấn vào thế kỷ 16, lobby chính phủ để cho ra đời luật bản quyền đầu tiên tại Anh, hay ví dụ mới đây nhất là năm 1998 tập đoàn Disney lobby để gia hạn thời gian bảo hộ bản quyền cho chuột Mickey khiến thời hạn bảo hộ bản quyền tại Mỹ tăng từ 50 năm lên thành 70 năm sau ngày tác giả chết. Luật bản quyền chưa bao giờ đứng về phía quyền lợi của người mua/người đọc hay tác giả. Lịch sử đã chỉ ra chỉ có một số rất ít những nghệ sĩ nổi tiếng, những người lại ít cần đến việc bảo vệ quyền lợi nhất, mới là người được hưởng lợi nhiều nhất từ luật bản quyền còn với đại đa số các tác giả từ trước đến nay là không thể sống được bằng chính nghề sáng tác của mình. Những điều luật mới nhằm thực thi luật bản quyền trên môi trường Internet và nội dung số như DMCA hay gần đây nhất là dự thảo SOPA lại càng cho thấy rõ nét về việc luật bản quyền xâm hại đến những quyền chính đáng của người dùng thế nào. Với DMCA, nếu bạn mua 1 quyển ebook trên Amazon thì bạn sẽ không thể đọc nó trên iPad, và hành vi convert và chuyển file đó lên iPad được coi là vi phạm bản quyền. Những điều luật kiểu như vậy đẩy người dùng vào tình thế luôn phải vi phạm luật pháp, không ít thì nhiều. Nói ngắn gọn theo cách của người đứng đầu Cục bản quyền Hoa Kỳ về hiện trạng của luật bản quyền thì “Quốc Hội cần một tư duy mới đi kèm với #ff3c1f;">“một nỗ lực, cam kết phi thường trong 20 năm” mới mong thay đổi được hiện trạng hiện nay. 

  •  8877
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…