DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phòng vệ thế nào khi bị nhóm đòi nợ thuê đe dọa?

Phòng vệ thế nào khi bị nhóm đòi nợ thuê đe dọa?

Theo quy định của pháp luật, người cho vay (chủ nợ) có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt thực hiện việc đòi nợ. Do vậy, nếu người đến đòi tiền không phải là chủ nợ, người vay (con nợ) có quyền yêu cầu xuất trình văn bản ủy quyền được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền; và tìm hiểu nội dung, phạm vi ủy quyền.

Trường hợp họ không xuất trình được, bạn có quyền từ chối làm việc. Nếu họ gây hấn cần báo ngay cho cảnh sát khu vực để có biện pháp ngăn chặn cần thiết. Trong thời gian cơ quan chức năng chưa đến làm việc, bạn cần ghi nhớ nhận dạng của người đến đòi tiền (để trình báo khi cần thiết), có thể ghi âm, ghi hình (nếu hành động này an toàn). Đây sẽ là những bằng chứng về vi phạm của người đòi nợ. 

Bạn không nên cho người đòi nợ vào nhà bởi khi đó họ có thể tấn công hoặc bị ép viết thêm giấy nhận nợ. Bạn chỉ cho người đòi nợ vào nhà khi họ là chủ nợ hoặc có giấy ủy quyền hợp pháp; và cần nhớ mời tổ trưởng hoặc hàng xóm chứng kiến. Cách làm này sẽ giúp hạn chế việc người đòi nợ có hành vi manh động.

Nếu nhóm đòi nợ đông người, trong mọi trường hợp, bạn không nên cho vào nhà. Khi làm việc với họ, bạn cần chú ý quan sát các hành vi bất thường như tay thường xuyên đút túi quần, hay sờ vào túi xách, mắt nhìn láo liên... để đề phòng có hành vi manh động.

Khi bị chủ nợ uy hiếp, tấn công hoặc xiết nợ (cưỡng đoạt tài sản), bạn cần trình báo ngay cơ quan công an nơi gần nhất; đặc biệt hạn chế có lời nói, cử chỉ mang tính kích động.

Trường hợp vẫn bị tấn công, bạn cần trình báo ngay cơ quan điều tra, đề nghị cơ quan điều tra cho đi khám thương để có căn cứ giải quyết sau này.

Quyền của chủ nợ

Trường hợp con nợ không trả tiền, chủ nợ có quyền khởi kiện ra tòa án. Nếu con nợ có điều kiện trả nhưng cố tình trây ỳ hoặc có hành động bỏ trốn, chủ nợ có quyền làm đơn trình báo, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Nếu người đòi nợ đến gây mất trật tự trị an, tấn công, làm nhục, hủy hoại tài sản hoặc lấy tài sản mang đi, con nợ có quyền làm đơn trình báo tới cơ quan công an để xem xét trách nhiệm hình sự họ về các tội danh tương ứng: Gây rối trật tự công cộng, Cố ý gây thương tíchLàm nhục người khácHủy hoại tài sản hoặc Cưỡng đoạt tài sản.

Nguồn: Vnexpress

  •  46248
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…