DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phôi thai có quyền thừa kế không?

  1. Phôi thai là gì?

Theo khoản 5 điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: “Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa noãn và tinh trùng”. Thông thường, phôi thai được hình thành vào tuần thứ năm và phát triển trong vòng sáu tuần trước khi phát triển thành cơ thể thai nhi. Như vậy, phôi thai chưa phải là thai nhi.

  1. Người thừa kế

Theo điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Quy định trên có đề cập đến cụm từ “thành thai”, nếu một người được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết thì vẫn được xem là người thừa kế. Tuy nhiên “thành thai” ở đây là nói đến phôi thai hay là phôi đã thành thai nhi, vấn đề này pháp luật chưa quy định rõ ràng.

  1. Phân chia di sản thừa kế

Theo khoản 2 điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.”, như vậy có thể thấy dù chưa sinh ra nhưng người thừa kế đã thành thai vẫn được dành một phần di sản và được hưởng khi sinh ra.

Từ những quy định trên, có thể thấy pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng về việc thừa kế của phôi thai, “thành thai” được quy định ở trên cũng không xác định được đó là bao gồm cả giai đoạn phôi thai hay là thai nhi. Vì vậy, đây vẫn là vấn đề chưa có lời giải đáp dưới góc độ pháp lý. Theo quan điểm của người viết, “thành thai” nên bao gồm cả giai đoạn phôi thai vì đó là mầm sống của một cơ thể sẽ phát triển và trong tương lai một đứa trẻ được chào đời, vì thế phôi thai cũng cần có quyền thừa kế để bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ được sinh ra sau này.

  •  669
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…