DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số: Cấp bách nhưng không được vội vàng

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triển bắt buộc phải áp dụng khoa học công nghệ. Với mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, ngày 14/01/2020 Thủ tướng chính phủ đã ký chỉ thị số 01-CT-TTg về thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam.

Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần đi đầu, tạo đột phá trong thực hiện chiến lược “Make in Viet Nam” với hàm ý “Doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới.”

Dựa trên nền tảng khoa học công nghệ mới  mà cốt lõi là công nghệ số (trí tuệ nhân tạo, học máy sâu, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet vạn vật…) các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với môi trường phát triển mới, đặc biệt có thể cạnh tranh song phẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.

Do đó, phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số - các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - để thúc đẩy đổi mới sáng tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.

Tuy nhiên để thực hiện tốt doanh nghiệp công nghệ số thì cần có lộ trình, chiến lược rõ ràng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp:

Đối với Các cơ quan Nhà nước phải xây dựng được khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát công nghệ số; Phát triển những doanh nghiệp có tiềm năng và đã khẳng định được thương hiệu trong áp dụng công nghệ số, đồng thời định hướng hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới nắm bắt công nghệ; Tập trung phát triển tối thiểu 5 – 10 nền tảng công nghệ số dùng chung để  thúc đẩy áp dụng công nghệ đưa vào sử dụng trước năm 2020.

Đối với doanh nghiệp, cần thực hiện tốt chính sách và đường lối phát triển do Nhà nước đề ra. Bên cạnh đó không ngừng tìm hiểu và ứng dụng các tiến bộ công nghệ số vào phát triển kinh tế.

Việc thực hiện Doanh nghiệp công nghệ số là cần thiết và cấp bách nhưng không được nóng vội, cần phát triển vững chắc, hạn chế những sai lầm không đáng có.

  •  2063
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…