DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Pháp luật Việt Nam-Lỗ hổng và thách thức!

Cải cách giáo dục,những bất cập!

Gần đây, sau một thời gian cải cách giáo dục từ chương trình học đến chương trình của sách giáo khoa, thì Bộ Giáo dục đưa ra một chương trình cải cách nữa  là thi tốt nghiệp  và thi tuyển sinh đại học vào một kỳ thi!

Tính ra chưa đầy nửa năm, Bộ GDĐT ban hành quy chế thi tốt nghiệp phổ thông và bổ túc trung học phổ thông. Học sinh chưa kịp nắm hết, Bộ lại thực hiện sửa đổi quy chế.

Hiện tại, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa gửi Dự thảo đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và trung cấp tới các ban, ngành liên quan đóng góp ý kiến.

Theo đó, kỳ thi sẽ gồm sáu môn, ba môn bắt buộc là: toán, văn, ngoại ngữ, một môn do Bộ quy định riêng từng năm và hai môn do thí sinh tự chọn. Nếu thể thức thi này “vận hành” ổn thì từ năm 2010 hoặc 2011, thí sinh sẽ được tự chọn luôn cả ba môn ngoài môn bắt buộc.

Cũng theo bản dự thảo này, chỉ cần 3 điểm/môn thì có thể đậu tốt nghiệp. Và để thi sẽ gồm hai mức độ câu hỏi: 60% (sáu điểm) nằm trong chương trình phổ thông, với độ khó trung bình để xét tốt nghiệp; 40% (bốn điểm) còn lại sẽ nâng cao để chọn thí sinh vào đại học. Do đó thí sinh chỉ cần làm đúng 50% của phần đề chương trình phổ thông (ba điểm) là đạt yêu cầu, tương đương 18 điểm cho cả kỳ thi. Thí sinh từ mức điểm này đến 32 điểm sẽ được công nhận tốt nghiệp trung bình, 32 đến 46 điểm sẽ đạt loại khá và trên 46 điểm đạt loại giỏi. Từ mức điểm này, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ đưa ra mức điểm sàn để xét tuyển.

Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, trong vài năm tới, ngành giáo dục chưa thể thực hiện việc công nhận tốt nghiệp cho người học mà không tổ chức kỳ thi đánh giá có tính chất quốc gia. Nếu bỏ thi tốt nghiệp THPT sẽ khiến trong suốt những năm học phổ thông, người học chỉ tập trung vào những môn sẽ thi tuyển đầu vào ĐH, CĐ dẫn đến sự thiếu kiến thức phổ thông toàn diện khi bước vào đời, lập thân, lập nghiệp.

Thật sự rất đơn giản! Nhưng theo tôi, nếu chỉ cần điểm 3 cho một môn thì không cần phải học và Bộ cũng không cần phải “mất công” cải cách chương trình giáo dục làm gì?!

 

 

  •  271302
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…