DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

PHÁP LUẬT SINGAPORE

Dear mọi người,

Mình có điều kiện nghiên cứu pháp luật của Singapore về Thuế, BĐS, Doanh nghiệp,... thấy khá hay!

Theo chủ quan của mình người ta quy định những điều khoản có thể đạt được mục đích của Nhà nước!

Ví dụ như: Về chính sách pháp luật bđs là: quy định làm sao để người dân được tiếp cận mua được nhà ở với giá hợp lý mà cũng đảm bảo chủ đầu tư kinh doanh có lợi nhuận, nhưng làm sao tránh đầu cơ. Một người đầu tư mua nhiều căn sau đó bán lấy lời (có thể lỗ) nhưng sẽ vô tình đẩy giá bđs lên cao. Thì pháp luật Singapore quy định chính sách thuế đối với người mua/bán bđs nhứ sau: 

i. Người mua bđs sản từ bđs thứ 2 trở đi sẽ nộp một khoản thuế có thể từ 5% đến 15%. (còn mua một bđs đầu tiên thì không phải đóng khoản thuế này.

ii. Nhưng người nào mua bđs rồi mà muốn bán thì phải sau 4 năm, còn nếu bán trong năm 1 -> 4 thì số thuế khá cao từ 4% đến 16%.

Còn đối với một số chính sách về thuế Thu nhập doanh nghiệp, Singapore cũng có những chính sách khá hay (mình chưa có thời gian để tóm tắt). Về cơ bản thì thuế Thu nhập doanh nghiệp Singapore là 17% và miễn giảm, đủ điều cho các doanh nghiệp nhỏ, Start-Up.

Hoặc đối với thuế thu nhập cá nhân thì khá là thấp hơn so với Việt Nam.

ii. So sánh Thuế TNCN Singapore và Việt Nam:

 
Việt Nam
Singapore
Cá nhân cư trú
Áp dụng mức lãi suất lũy tiến từng phần từ mức (theo năm): 5% (>108tr), 10% (>120tr) cho đến 35% (>960tr)
Áp dụng mức lãi suất lũy tiến từng phần từ mức (theo năm): 2% (>$20.000) cho đến 20% (>$320.000), từ 2017 lên 22% (>$320.000)
Cá nhân không cư trú
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là 20% trên tổng thu nhập.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là 15% trên tổng thu nhập.
Đa số các khoản thu nhập khác là 20% trên tổng thu nhập.
Khác biệt cơ bản
Thu nhập từ đầu tư vốn: 5% trên phần lãi cổ tức.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 0,1% trên tổng giao dịch.
Không đánh thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn và chuyển nhượng cổ phần/ phần vốn góp.
 

Viết nữa, phân tích nữa sợ mọi người nói: "So sánh với ai lại đi so sánh với Singapore" hoặc "..." và "..."

Nên mình viết đến đây và hi vọng nhận được một số chia sẻ tham gia của mọi người về chính sách pháp luật của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước xung quanh chúng ta trong ASEAN vì càng ngày các Luật sư cần phải nắm những kiến thức pháp luật cơ bản của một số nước chứ không chỉ là còn trong khuôn khổ Luật pháp Việt Nam nữa!

Trân trọng,

  •  13979
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…