DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Pháp luật, Pháp lý và Pháp chế khác nhau như thế nào?

Vốn là dân luật, mọi điều trên trời dưới đất chẳng thể làm ta gục ngã, nhưng chỉ cần một khái niệm cũng có thể khiến chúng ta phải vò đầu bứt tai. Nếu không tin, các bạn hãy thử phân biệt khái niệm “pháp luật”, “pháp chế” và “pháp lý”? Chúng ta đều biết sự tồn tại của công việc “chuyên viên pháp lý”, “chuyên viên pháp chế” nhưng không ai tự hỏi tại sao không phải “chuyên viên pháp luật”? Chúng ta biết “quy định của pháp luật”, “văn bản quy phạm pháp luật”… nhưng lại không tự hỏi tại sao không có “quy định pháp lý”, “văn bản quy phạm pháp lý”…

Theo mình, hai khái niệm này có thể phân biệt như sau:

 

Pháp luật

Pháp lý

Pháp chế

Tiếng Anh

Law

Legal

Legislation

Laws

Legal system

Khái niệm

(theo Từ điển Tiếng Việt)

Tổng hợp các quy tắc xử sự có tính bắt buộc do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.

Lý luận, nguyên lý về pháp luật.

Chế độ trong đó đời sống và hoạt động xã hội được bảo đảm bằng pháp luật.

Hệ thống luật lệ của Nhà nước nói chung, hoặc hệ thống luật lệ áp dụng trong một ngành nhất định.

Như vậy, “pháp luật” là các quy phạm pháp luật bắt buộc do Nhà nước ban hành như Hiến pháp, Luật, Bộ luật,… và được bảo vệ bằng sức mạnh Nhà nước. Còn “pháp lý” là sự lý luận, vận dụng các quy định của pháp luật của các chủ thể trong đời sống. Vì vậy, sự xuất hiện của “pháp luật” sẽ dẫn đến sự xuất hiện của “pháp lý”, còn ngược lại thì không.

Riêng “pháp chế” nếu mang ý nghĩa Nhà nước thì sẽ bao gồm cả “pháp luật” và “pháp lý”. Nhưng nếu mang ý nghĩa ngành thì sẽ chỉ bao gồm các quy định pháp luật trong ngành đó cùng với việc vận dụng các quy định này, nghĩa là sẽ nhỏ hơn “pháp luật”.

Mình phân tích như vậy cả nhà có thấy đúng không?

  •  66014
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…