DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Pháp luật Phá thai từ Việt Nam cho đến Chi - Lê

300.000 ca nạo phá thai mỗi năm và cũng chừng ấy thai nhi bị tướt bỏ quyền sống, quyền ngắm ánh mặt trời. Số liệu trên đã đưa Việt Nam trở thành số 1 Đông Nam Á, giải 5 Thế giới trong bản xếp hạng tỉ lệ những nước phá thai cao.

Con số này gấp 30 lần số người chết vì tai nạn giao thông, tai nạn giao thông thì ai cũng khiếp sợ, vậy 300.000 ca nạo phá thai mỗi năm thì mức độ kinh sợ đến cở nào?

Xin đừng “Đổ thừa” vào ý thức, sự lệch lạc lối sống, tiêu cực… mà thử hỏi Pháp luật đã làm gì để hạn chế việc này?

Pháp luật với chức năng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, định hướng hành vi con người theo lẽ tốt đẹp nhằm xây dựng một đất nước ổn định và phát triển bền vững. Vậy pháp luật Phá thai của Việt Nam giờ này ở đâu?

Từ câu chuyện này làm tôi nghĩ đến đất nước cách Việt Nam nửa vòng trái đất Chi – Lê (Phá thai được coi là bất hợp pháp). Khi bé gái 11 tuổi có bầu vì bị cưỡng hiếp nhưng đã quyết định tiếp tục mang thai và sinh con. Tổng thống Sebastian Pinera cho rằng: điều này nhận thấy sự chín chắn và trưởng thành của đứa bé. Không hiểu sao câu nói ấy của Tổng thống Sebastian Pinera đã gây ra một làn sóng tranh cãi tại Chi – Lê.

Cô bé nói với kênh truyền hình địa phương rằng có con giống như việc "có một con búp – bê  trong tay". "Tôi sẽ yêu em bé rất nhiều, dù bé là con của người đàn ông đã làm tổn thương tôi".

Từ câu chuyện trên hi vọng Pháp luật, những ai tạo nên cái thai, ai đã từng phá thai, có ý định phá thai, đang mang thai, hoặc sẽ có thai…hãy đọc được và lưu tâm sáu chữ “thai nhi có quyền được sống”.

  •  7245
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…