DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Pháo nổ và câu chuyện tết đến xuân về!

                                           

Chúng ta đang tấp lập, hối hả trong những ngày cuối năm, thu xếp công việc sau 1 năm đầy biến động, chuẩn bị đón tết nguyên đán bên gia đình và người thân. Theo phong tục tập quán của cha ông ta, cứ mỗi dịp tết đến xuân về gia đình sum họp bên mâm cơm tất niên chiều 30 tết và những thứ không thể thiếu để tạo không khí tết đó là 

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Xong để đảm bảo về đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo mọi người đón tết tiết kiệm, vui vẻ, an toàn bên người thân và gia đình thì ngày 08/08/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406/TTg nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/1995. Đến năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009, về quản lý, sử dụng pháo. Mà theo đó, tại Điều 4, Nghị định này có quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:

“1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.”

Tuy nhiên, hàng năm nhất là vào gần dịp Tết nguyên đán thì tình hình tội phạm về pháo nổ lại có chiều hướng gia tăng; các cơ quan chức năng thường xuyên bắt giữ, xử lý không ít những vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ pháo nổ nhưng nhiều người dân vẫn cố tình mua, sản xuất pháo nổ về sử dụng để rồi phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe, thậm chí dẫn đến mất mạng, gây mất an ninh, trật tự tại địa phương. Tùy theo tính chất, mức độ và số lượng mà người sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán thuốc pháo, pháo mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định Số: 167/2013/NĐ-CP  thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng  đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo và đồ chơi nguy hiểm. Đối với hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Theo Điều 305 BLHS 2015 ( Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ)  quy định:

“ 1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;

c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;

d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

đ) Làm chết người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;

c) Làm chết 02 người;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;

b) Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;

c) Làm chết 03 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

 Tại Điểm c Khoản 1, Điểm g Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 190 BLHS 2015 ( Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm)  cụ thể quy định

 “ 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

…”

“ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

…”

“ 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

…”

Đối với các hành vi tàng trữ , vận chuyển pháo nổ được quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm g Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 191 BLHS 2015 ( Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm) cụ thể:

“ 1.Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;

…”

“ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;

…”

“3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;

…”

 Như vậy pháp luật đã quy định rất rõ ràng các chế tài mà  người sản xuất, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán pháo nổ phải chịu. Qua đó, mỗi công dân cần nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước, pháp luật, đảm bảo đón tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm bên gia đình và người thân ./.

  •  18620
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…