DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân tích tâm lý tội phạm

Có rất nhiều vụ giết người man rợ xảy ra ở Việt Nam, thậm chí là giết người hàng loạt. Mỗi khi bàn đến vấn đề đó, không ít người xuýt xoa rằng "sao lại ác thế?", "sao có người lại tàn nhẫn đến vậy?" hay "mấy người đó giết người không gớm tay hả?",...Có lẽ phân tích "tâm lý tội phạm" sẽ phần nào giải đáp những câu hỏi như trên. Vậy tại sao phải phân tích tâm lý tội phạm?

Phân tích tâm lý tội phạm đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định động cơ và mục đích gây án, việc tìm chứng cứ hay tra xét hiện trường vụ án cũng không thể cho ra một kết luận chính xác bằng. Giết người vì trả thù, vì tự vệ, vì tài sản, thậm chí là ghen tuông...thì có thể tìm hiểu thông qua chứng cứ, hiện trường, lời khai, lời kể, nhưng giết người chỉ vì khoái cảm thì chắc chỉ có phân tích tâm lý tội phạm mới có thể hiểu được. Thông qua việc hỏi cung để có được thông tin mong muốn cũng không phải là điều dễ dàng. Tâm lý con người luôn khó đoán và phức tạp, không phải lúc nào cũng có thể dùng cách hăm dọa để họ khai báo, đôi khi phải dùng tới tình cảm đả thông tâm lý kháng cự của họ để lấy lời khai, tình cảm đó có thể là tình cảm giữa những người thân, người thương có tầm ảnh hưởng lớn đến họ.

Một số vụ án khó, việc lần theo dấu vết hay chứng cứ đôi khi bế tắc thì phân tích tâm lý tội phạm cũng sẽ đem lại một hướng đi mới. Tại sao thủ phạm lại làm như vậy, từ lúc bắt đầu đến sau khi gây án tâm lý thủ phạm chuyển biến như thế nào, thủ phạm có những hành vi và biểu hiện khác thường ra sao, tâm lý cũng ảnh hưởng một phần đến hướng đi của thủ phạm, họ sẽ làm gì, đi đâu? Đặc biệt, trong những vụ giết người hàng loạt, nghiên cứu tâm lý tội phạm sẽ giúp bên điều tra có thể phán đoán đúng hơn hướng đi và mục tiêu tiếp theo của tội phạm, từ đó có thể ngăn chặn kịp thời những vụ án kế tiếp xảy ra.

Một số tội phạm có tâm lý vặn vẹo, khó kiểm soát, nếu cứng rắn áp chế sẽ không lường trước được hậu quả. Đối với những tội phạm không gây ra hậu quả quá nghiêm trọng, pháp luật còn nghĩ đến việc đưa họ về tái hòa nhập cộng đồng, xã hội thì phải tìm cách triệt tiêu tâm lý phạm tội bên trong họ, điều này chính là nhiệm vụ và ý nghĩa quan trọng nhất của khoa học phân tích tâm lý tội phạm.

  •  7651
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…