DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Phân cấp” trong mức xử phạt hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Có thể nói, lòng tự trọng trong mỗi người là khác nhau tùy vào cảm nhận của họ. Vậy nên, nhiều trường hợp cùng một hành vi, một lời nói nhưng có người lại cho rằng mình bị xúc phạm nhân phẩm, người lại không. Cũng bởi vậy, các nhà làm luật dựa trên cơ sở định tính để đặt ra mức phạt đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự chứ không thể căn cứ vào định lượng để xử phạt được.

Hiện nay, có đến 04 Nghị định được Chính phủ ban hành cùng vào năm 2013 điều chỉnh về việc xử phạt hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm với bốn cách phạt nhẹ, nặng khác nhau tùy thuộc đối tượng bị xúc phạm. Cụ thể như sau:

 

Nghị định 167/2013

Nghị định 174/2013

Nghị định 159/2013

Nghị định 138/2013

Đối tượng bị xúc phạm/ Đối tương xâm phạm

-Xúc phạm người bình thường;

-Xúc phạm thành viên gia đình;

-Xúc phạm người thi hành công vụ.

Xúc phạm trên mạng mà chủ thể là:

-Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội;

-Trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.

Xúc phạm nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.

Xúc phạm thầy cô, cán bộ quản lý giáo dục, người học.

Mức xử phạt

-Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng

-Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình: Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng

-Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ: Phạt tiền từ 2.000.000 -3.000.000 đồng.

Trên là mức phạt đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì áp dụng gấp 02 lần.

 

-Trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp cung cấp nội dung thông tin sai sự thật xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân: Phạt tiền từ 20.000.000 -30.000.000

-Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội Chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; Phạt tiền từ 30.000.000 -50.000.000 đồng.

Trên là mức phạt đối với tổ chức, nếu cá nhân vi phạm thì áp dụng 1/2

 

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp: Phạt tiền từ 10.000.000 -20.000.000 đồng.

Trên là mức phạt đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì áp dụng gấp 02 lần.

 

-Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Phạt tiền từ 5.000.000 -10.000.000 đồng (Trong Dự thảo Nghị định mới, mức phạt này tăng lên là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000)

-Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học: Phạt tiền từ 5.000.000 -10.000.000 đồng đối với hành vi. (Trong Dự thảo Nghị định mới, mức phạt này tăng lên là từ 10.000.000 -20.000.000 đồng)

Trên là mức phạt đối với tổ chức, nếu cá nhân vi phạm thì áp dụng 1/2

 

Thứ tự mức phạt

Thấp nhất

Cao nhất

Cao thứ hai

Cao thứ ba

Cơ quan chủ trì soạn thảo

Bộ Công An

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo

 

Nhìn bảng trên chúng ta thấy rõ đang có sự khác biệt về mức xử phạt hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự căn cứ tùy từng đối tượng bị xâm phạm. Trong đó, mức xử phạt tối đa giữa hành vi xúc phạm đối với nhà báo của cá nhân cao gấp 66,7 lần so với hành vi xúc phạm người bình thường (20.000.000 vs 300.000 đồng) hay  hành vi xúc phạm đối với nhà giáo của cá nhân cao gấp hay thầy cô giáo cao gấp 16,7 lần (33,3 lần theo Dự thảo Nghị định mới) so với hành vi xúc phạm người bình thường (10.000.000 vs 300.000 đồng).  Chẳng lẽ, khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì người bình thường  lại ít bị tổn thương hơn; cảm thấy không nhục nhã, tủi hổ bằng nhà báo, thầy cô giáo hay sao? Điều này quả là không có lý chút nào.

Rõ ràng, mức xử phạt chênh lệch khác xa nhau khi xử phạt hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm tùy thuộc vào đối tượng/nạn nhân như trên đã vô hình chung thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các giai cấp trong xã hội. Và thiết nghĩ, các quy định trên đã vi phạm nguyên tắc tối thượng được Hiến pháp ghi nhận, đó là quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Cũng có thể lý giải nguyên nhân của sự chồng chéo trên là do có quá nhiều cơ quan chủ trì soạn thảo: Nghị định 167/2013/NĐ-CP là của Bộ Công An, Nghị định 159/2013/NĐ-CPNghị định 174/2013/NĐ-CP là của Bộ Thông Tin và Truyền Thông, còn Nghị định 138/2013/NĐ-CP và Dự thảo nghị định thay thế Nghị định này là của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Mỗi Bộ lại soạn thảo văn bản theo hướng đặc thù của ngành mình và cho rằng phù hợp mà không quan tâm đến sự thống nhất với các văn bản pháp luật của Bộ khác. Điều này đã khiến cho các quy định về lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “xúc phạm danh dự, nhân phẩm” có sự chồng chéo, khác biệt nhau giữa các lĩnh vực.

Chính vì vậy, Chính phủ cần phải đi đến sự thống nhất trong quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm để đưa đến dự áp dụng công bằng, bình đẳng giữa mọi người trong xã hội.

 

 

  •  5616
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…