DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt tình tiết “người già”, “người già yếu”, “người cao tuổi” và vướng mắc khi áp dụng

Nhiều người vẫn có suy nghĩ nhầm lẫn giữa một số khái niệm về đối tượng người lớn tuổi như: “người cao tuổi” với “người già” là giống nhau, hay “người cao tuổi” với “người lao động cao tuổi” đều là một…. Nhưng, đó đều là suy nghĩ sai lầm, không đúng căn cứ.

Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta chỉ đề cập đến khái niệm “Người cao tuổi” tại Điều 2 Luật người cao tuổi năm 2009; Luật lao động năm 2012 có quy định một chế định riêng đối với “Người lao động cao tuổi”. Riêng về khái niệm “Người già", "Người già yếu", "Người quá già yếu" thì chỉ được quy định trong pháp luật hình sự. Tuy nhiên, các khái niệm trên cũng chỉ tồn tại ở Bộ luật hình sự 1999, đến Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì hầu hết các tình tiết định khung/tình tiết giảm nhẹ trên đã được loại bỏ. Sau đây mình xin tổng hợp một số quy định về các đối tượng trên để các bạn có thể hiểu rõ hơn và phân biệt được các đối tượng theo quy định pháp lý hiện hành là như thế nào:

TIÊU CHÍ

KHÁI NIỆM

MỘT SỐ QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

 

CĂN CỨ PHÁP LÝ

Người cao tuổi

Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.

- Được ưu tiên khám chữa bệnh trước người khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên.

- Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

- Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;…theo quy định tại Luật Người cao tuổi 2009.

Luật người cao tuổi 2009

Người lao động cao tuổi

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi sau:

-Đủ 60 tuổi đối với nam;

-Đủ 55 tuổi đối với nữ

- Được rút ngắn thời gian làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

- Được hưởng chế độ hưu trí cùng với các quyền lợi đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động.

- Được người sử dụng lao động quan tâm chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc….theo quy định tại Bộ luật lao động 2012

Bộ luật lao động 2012

Người già

Người già được xác định là người từ 70 tuổi trở lên.

 

 

- Điểm m khoản 1 Điều 46 BLHS 1999 quy định tình tiết “người phạm tội là người già” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,

-Điểm h khoản 1 Điều 48 BLHS 1999 quy định tình tiết “phạm tội đối với người già” là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

=>BLHS 2015 đã không còn đề cập đến khái niệm “người già” nữa.

Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP

 

Người già yếu

Vẫn chưa có quy định hướng dẫn cụ thể.

- “Người già yếu” là tình tiết định khung quy định tại các Điều 134 Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Điều 140 Tội hành hạ người khác, Điều 157 Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, ….theo quy định tại BLHS 2015.

 

Người quá già yếu

Người quá già yếu là người:

-Từ 70 tuổi trở lên;

Hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm.

- “Người quá già yếu” là tình tiết xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 64 BLHS 2015.

Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP

Như vậy, tính cho đến thời điểm hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam mới chỉ có khái niệm “Người cao tuổi” được quy định cụ thể, rõ ràng và vẫn còn hiệu lực áp dụng tại Luật người cao tuổi 2009. Các khái niệm khác về “Người già”, “Người quá già yếu” được quy định tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP và Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP đều đã hết hiệu lực áp dụng (do đây đều là các Nghị quyết hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự 1999, mà hiện  nay Bộ luật này đã hết hiệu lực thi hành và được thay thế bằng Bộ luật hình sự 2015).

Tuy nhiên, Bộ luật hình sự 2015 tồn tại một bất cập lớn là vẫn còn giữ nguyên các khái niệm:

   + Tình tiết “Người quá già yếu” là tình tiết xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 64 Phần chung;

   + Tình tiết “Người già yếu” là tình tiết định khung quy định tại: Điểm c khoản 1 Điều 134 (Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điểm c khoản 2 Điều 137 (Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ); điểm a khoản 2 Điều 140 (Tội hành hạ người khác); điểm e khoản 2 Điều 168 (Tội cướp tài sản); điểm c khoản 2 Điều 170 (Tội cưỡng đoạt tài sản); điểm g khoản 2 Điều 170 (Tội cướp giật tài sản); điểm d khoản 2 Điều 373 (Tội dùng nhục hình) và điểm c khoản 2 Điều 374 (Tội bức cung).

Có thể nói, từ thực tiễn bất cập tồn tại của Bộ luật hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự năm 2015 tại Điều 51 và Điều 52 đã loại bỏ quy định “Người già” và thay bằng khái niệm “Người từ 70 tuổi trở lên”. Việc thay đổi này cho thấy  sự rõ ràng và minh bạch, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã tồn tại bấy lâu nay, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Và,…khi đã loại bỏ khái niệm “Người già” thì các khái niệm “người già yếu” và “người quá già yếu” rõ ràng là không còn cơ sở, không còn lý do để tồn tại. Do đó, một số điều luật tại Bộ luật hình sự 2015 vẫn giữ khái niệm “Người già yếu” hay “Người quá già yếu” để làm căn cứ định khung hoặc tình tiết giảm nhẹ là không phù hợp, thiếu tính khả thi và thiếu thống nhất trong quy định của Bộ luật Hình sự.

Mặt khác, Bộ luật hình sự 2015 cũng không hề đề cập về khái niệm niệm cụ thể hay quy định hướng dẫn để áp dụng các tình tiết này. Vì vậy, nếu thực tế có đặt ra việc phải áp dụng cũng là một sự đánh đố bởi không hề có hướng dẫn rõ ràng.

 

  •  27689
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…