DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt “Thiết quân luật” và “Lệnh giới nghiêm” theo quy định mới

Thiết quân luật” và “Lệnh giới nghiêm đều là những biện pháp bất thường chỉ áp dụng trong những trường hợp, hoàn cảnh đặc biệt (thiên về tình hình bất ổn của đại phương, đất nước). Bài viết dưới đây mình sẽ phân tích những khác biệt cơ bản giữa 02 biện pháp thiết quân luật và lệnh giới nghiêm theo quy định của Luật Quốc phòng 2018 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019, thay thế cho Luật Quốc phòng 2005 trước đây) để mọi người có thể nhìn nhận rõ sự khác nhau của 02 biện pháp này.

TIÊU CHÍ

THIẾT QUÂN LUẬT

LỆNH GIỚI NGHIÊM

Khái niệm

biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện

biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.

Điều kiện áp dụng

Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình.

Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bản chất

Là việc áp đặt sức mạnh quân sự tại những vùng được chỉ định dựa trên tình huống khẩn cấp.

Điều này được hiểu là ở những nơi nào thiết quân luật thì cơ quan hành chính phải lập tức giao hết quyền hành cho cơ quan quân sự. 

 

 

Là việc thi hành những phương pháp nghiêm cấm đặc biệt để duy trì an ninh trật tự tại một khu vực nào đó trong trường hợp xảy ra những tình huống khẩn cấp.

Ngoài các lệnh cấm đặc biệt được áp dụng thì cơ quan hành chính vẫn là cơ quan có thẩm quyền quản lý địa phương như trong trường hợp bình thường.

 

Thẩm quyền ban hành/ ban bố lệnh

Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.

Có các chủ thể có thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm như sau:

- Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;

- Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.

 

Phạm vi áp dụng lệnh

-Lệnh thiết quân luật phải xác định:

+ Cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật,

+ Biện pháp,

+ Hiệu lực thi hành;

+Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó.

- Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.

- Lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:

+ Khu vực giới nghiêm;

+ Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;

+ Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;

+ Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.

 

Biện pháp/biện pháp đặc biệt được áp dụng

Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:

- Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng; (không có giới hạn thời hạn miễn còn nằm trong thời gian lệnh thiết quân luật có hiệu lực thi hành chứ không áp dụng theo những giờ nhất định như lệnh giới nghiêm)

- Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;

- Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;

- Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.

 

Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:

-  Cấm tụ tập đông người;

-  Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;

- Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;

- Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;

- Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.

 

Thẩm quyền xét xử tội phạm

Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 272 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Xét xử tội phạm bình thường thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân hoặc tòa án quân sự, tùy căn cứ theo quy định tại bộ luật tố tụng dân sự.

Trường hợp bãi bỏ lệnh áp dụng

Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.

Thời hạn áp dụng nhiều nhất không được quá 24 giờ.

Tuy nhiên, khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;

 

 

  •  3355
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…