DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt sự khác nhau giữa ủy quyền, ủy nhiệm và ủy thác

 

Các khái niệm ủy quyền, ủy nhiêm, ủy thác,… thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực: Thương mại, dân sự, đất đai, nhà cửa, ngân hàng, thuế,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn về khái niệm, nội dung, cơ chế áp dụng,…

Bảng so sánh sau đây giúp bạn phân biệt được những điểm khác nhau của những khái niệm trên

 

Uỷ  quyền

Uỷ nhiệm

Uỷ thác

Khái niệm

Là việc giao cho người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có đuợc một cách hợp pháp.

(BLDS 2015)

Là việc giao cho người khác hoặc tổ chức khác làm thay một nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của mình

Là việc giao bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.

( Luật thương mại 2005)

Chủ thể

Cá nhân với cá nhân

Cá nhân với cá nhân

Cá nhân với tổ chức

Pháp nhân với pháp nhân

Cá nhân với pháp nhân

Hình thức

-         Giấy ủy quyền

-         Hợp đồng ủy quyền

-         Quyết định ủy quyền

Văn bản ủy nhiệm

Văn bản ủy thác ( Hợp đồng ủy thác)

Nội dung

Không có yêu cầu cụ thể về nội dung văn bản, thông thường do 2 bên tự thỏa thuận.

Nêu rõ mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm, phương thức ủy nhiệm và các nội dung cụ thể theo quy định của pháp luật chuyên ngành

Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng.

Thù lao

Chỉ phải trả thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Chi trả thù lao nếu 2 bên có thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể

Bắt buộc phải có thù lao.

Thông thường là chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để thực hiện công việc được ủy thác.

 

Giới hạn trách nhiệm

Vẫn có trường hợp được phép thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền tuy nhiên phải được sự chấp thuận của bên ủy quyền.

Vẫn có trường hợp được phép thực hiện các công việc ngoài phạm vi ủy quyền nếu các bên có thỏa thuận

Chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác.

Hậu quả pháp lý trong trường hợp thực hiện vượt quá giới hạn trách nhiệm:

Hậu quả của hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền (nếu không có thỏa thuận hoặc sự chấp thuận của bên ủy quyền) thì bên đựơc ủy quyền phải tự chịu trách nhiệm.

Trường hợp ngoại lệ: bên ủy quyền biết về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền nhưng không phản đối.

Bên được ủy nhiệm tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá giới hạn ủy nhiệm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận

Tự chịu trách nhiệm về hành vi vượt giới hạn trách nhiệm ủy thác.

Lĩnh vực chủ yếu thực hiện:

Đất đai, nhà cửa, mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa cá nhân với nhau hoặc các yêu cầu giải quyết việc dân sự, tham gia quan hệ tố tụng khác.

Ngân hàng, tài chính ( Ủy nhiệm thu và ủy nhiệm chi), Thuế, doanh nghiệp, Cơ quan nhà nước,....

Thương mại (mua bán hàng hóa giữa cá nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với pháp nhân), kinh doanh…

Luật điều chỉnh

Bộ Luật Dân Sự 2015

Pháp luật chuyên ngành về các lĩnh vực ngân hàng, tài chính,thuế,...

Luật thương mại 2005

 

  •  55185
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…