DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

PHÂN BIỆT MỘT SỐ THUẬT NGỮ PHÁP LÝ

Mình tình cờ tìm được tài liệu này nên chia sẽ cho các bạn.

Việc sử dụng đúng thuật ngữ pháp lý giúp cho việc truyền đạt và tiếp nhận thông tin được chính xác, đặc biệt là khi soạn thảo các văn bản pháp luật. Thực tế rất nhiều trường hợp sử dụng sai thuật ngữ pháp lý do không hiểu đúng nghĩa của từ đó. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin giới thiệu một số thuật ngữ hay nhầm lẫn và cách phân biệt chúng.

 
1. Chánh án và chánh tòa
- Chánh án: là người đứng đầu Toà án nhân nhân. Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Chánh án tòa án nhân dân địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện) do Chánh án tòa
án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
 
- Chánh tòa: là người đứng đầu tòa chuyên trách của tòa án nhân dân tối  cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các chánh tòa gồm có: chánh tòa hình sự, chánh tòa dân sự, chánh tòa kinh tế, chánh tòa lao động, chánh tòa hành chính. Các chánh tòa là do chánh án tòa án nhân dân nơi có tòa chuyên trách đó
trực thuộc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
 
2. Án phí và lệ phí
- Án phí: là số tiền mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước khi vụ án được tòa án nhân dân giải quyết và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
 
- Lệ phí: là khoản tiền mà cá nhân hay tổ chức phải nộp vào ngân sách nhà nước khi làm thủ tục giấy tờ hoặc sử dụng dịch vụ theo yêu cầu hoặc theo quy địnhcủa pháp luật. Lệ phí do nhà nước quy định nhằm bù đắp một phần chi phí cho việc thực hiện thủ tục hoặc dịch vụ và động viên một phần đóng góp của cá nhân hay tổ chức vào ngân sách nhà nước.
 
3. Mại dâm và mãi dâm
Rất nhiều người sử dụng lẫn lộn "mại dâm" (賣淫) với "mãi dâm" (買淫) và không thể phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Theo nghĩa chữ Hán, "mại"(賣) là"bán", "mãi" (買) là "mua".
 
- Mại dâm (bán dâm) là hoạt động dùng các dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm và người bán dâm để trao đổi với tiền bạc, vật chất hay quyền lợi.
 
- Mãi dâm (mua dâm) là hành động dùng tiền bạc, vật chất hay quyền lợi để đổi lấy các hoạt động tình dục ngoài hôn nhân. Trường hợp của khuyến mại và khuyến mãi cũng hay dùng lẫn lộn như trên.
 
4. Khiếu nại và tố cáo
- Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ví dụ: Ông A vi phạm luật giao thông bị cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt. Ông A cho rằng việc xử phạt là không đúng thì ông A làm đơn khiếu nại.
 
- Tố cáo: là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Ông A phát hiện ra ông B trộm cắp tài sản của bà C, ông A làm đơn tố cáo ông B.
 
5. Hoa lợi và lợi tức
- Hoa lợi: là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.
- Lợi tức: là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản.
 
6. Thời hạn và thời hiệu
- Thời hạn: là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
 
- Thời hiệu: là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
 
7. Tuyên truyền pháp luật và phổ biến pháp luật
Tuyên truyền pháp luật và phổ biến pháp luật đều là ho ạt động giúp đối tượng khác hiểu biết về pháp luật nhưng khác nhau ở đối tượng người nghe.
- Tuyên truyền pháp luật: Không xác định rõ đối tượng người nghe hoặc là ai nghe cũng được.
 
- Phổ biến pháp luật: Xác định rõ đối tượng người nghe, chẳng hạn nói về luật Người cao tuổi cho đối tượng là người cao tuổi, nói về luật Thanh niên cho đoàn viên, thanh niên…
 
8. Bầu và bổ nhiệm
- Bầu: là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ theo nhiệm kỳ khi chức vụ đó do một tập thể quyết định.
 
- Bổ nhiệm: là việc chọn một người để đảm nhiệm một chức vụ khi chức vụ đó do một cá nhân quyết định. 
Vì thế, phải nói là “Quốc hội bầu chủ tịch nước” chứ không nói “Quốc hội
bổ nhiệm… ” và phải nói là “Chủ tịch nước bổ nhiệm thẩm phán của tòa án nhân
dân địa phương” chứ không nói “Chủ tịch nước bầu…”.
 
9. Bãi nhiệm và cách chức
- Bãi nhiệm: Buộc thôi giữ chức vụ trước khi hết nhiệm kỳ khi án bộ có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất đạo đức không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao. Bãi nhiệm thường được áp dụng với người được bầu, giữchức vụ theo nhiệm kỳ làm việc ở cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
 
- Cách chức: là hình thức xử lý kỷ luật buộc người có chức vụ thôi giữ chức vụ đã được bổ nhiệm.
 
10. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
- Tuân thủ pháp luật: là một hình thức của thực hiện pháp luật, trong đócác chủ thể thực hiện pháp luật không thực hiện những hành vi xử sự mà pháp luật cấm.
Ví dụ: Pháp luật cấm vượt đèn đỏ => không vượt => tuân thủ pháp luật.
 
- Thi hành pháp luật: là một hình thức của thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Ví dụ: Anh A đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự, A đi nghĩa vụ tức là A đang thi hành pháp luật.
 
- Sử dụng pháp luật: là một hình thức của thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện pháp luật thực hiện các quyền của mình do pháp luật quy định.
Ví dụ: Ông B làm đơn khiếu nại gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tức là ông B đang sử dụng pháp luật vì pháp luật quy định: công dân có quyền khiếu nại.
 
- Áp dụng pháp luật: là một hình thức của thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể áp dụng pháp luật chỉ có thể là cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Ví dụ: Ông C đến UBND phường để đăng ký khai sinh cho con. Khi đó đại diện UBND phường xem xét sự việc để cấp giấy khai sinh cho con ông C, hoạt động này được gọi là áp dụng pháp luật.
 
 
ThS. Trần Tuấn Duy (*)
  •  5889
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…