DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

PHÂN BIỆT KHI HẠCH TOÁN CHI PHÍ PHẢI TRẢ (TK 335) VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ (TK 352)

PHÂN BIỆT KHI HẠCH TOÁN CHI PHÍ PHẢI TRẢ (TK 335) VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ (TK 352) - Thông tư 200/2014/TT-BTC - ngày 22 tháng 12 năm 2014

PHÂN BIỆT KHI HẠCH TOÁN CHI PHÍ PHẢI TRẢ VÀ DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ


Ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế Quyết định 15/2006/Đ-BTC ngày 20/3/2006. Với những thay đổi mang tính bước ngoặt về tư duy và phương pháp tiếp cận, thông tư đã mang đến những thách thức không nhỏ cho người làm kế toán.

Cách ghi nhận, hạch toán chi phí phải trả và dự phòng phải trả cũng là một trong những thay đổi tại thông tư 200, bài viết này giúp người làm kế toán hiểu rõ bản chất nghiệp vụ và tránh những nhầm lẫn khi hạch toán.
 

Về Tài khoản 335 -  Chi phí phải trả được quy định tại Điều 54 , thông tư 200/2014/TT-BTC và được hiểu như sau :
 

- Chi phí phải trả là khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán
(trước đây, theo quyết đinh 15/2006, các khoản phải trả này không được ghi nhận vào tài khoản 335 mà phải ghi nhận vào tài khoản 331)
 

- Các khoản phải trả về tiền lương nghỉ phép cho người lao động trong kỳ.

- Các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước, như:
 

+ Trích trước chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất.

+ Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).

+Trích trước chi phí  để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán.


Về tài khoản 352 - Dự phòng phải trả được quy định tại điều 62, thôngtư 200/2014/TT-BTC như sau :

Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và

- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

 

Kế toán cần phân biệt các khoản chi phí phải trả  với các khoản dự phòng phải trả để ghi nhận và trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với bản chất của từng khoản mục, cụ thể:
 

Nội dung

Chi phí phải trả

Dự phòng phải trả

Nghĩa vụ nợ hiện tại

Chắc chắn về thời gian thanh toán

Chưa xác định thời gian thanh toán cụ thể

Số tiền sẽ phải trả

Phải xác định chắc chắn số sẽ phải trả

Ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả

Trình bày trên BCTC

Là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác

Trình bày tách biệt với khoản phải trả thương mại và phải trả khác

Nguyên tắc hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ

Thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Được tính trước vào chi phí SXKD trong kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí SXKD. 

Thời điểm ghi nhận

Phù hợp với thời điểm xác định doanh thu tương ứng  trong kỳ kế toán hoặc thời điểm phát sinh nghĩa vụ nợ

Tại thời điểm lập BCTC

Hạch toán kế toán

Ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với nội dung, tính chất của chi phí

Các khoản dự phòng phải trả được ghi nhận vào chi phí quản lý doanh nghiệp, riêng dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm được ghi nhận vào chi phí bán hàng và dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây dựng được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung.

           

Cần lưu ý đối với các khoản trích trước không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả, như:
 

- Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo;

- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng, tái cơ cấu;

- Các khoản dự phòng phải trả khác (quy định trong TK 352).

 

                                                                                            Bùi Thị Hợp – Ban NCPL& tư vấn Vica

  •  16144
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…