DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự

Có lẽ đây là câu hỏi thắc mắc của khá nhiều bạn sinh viên, đặc biệt đối với các bạn sinh viên ngành Luật, nhiều nơi phỏng vấn thông thường dựa trên khái niệm giữa 02 loại hợp đồng này để đưa ra ví dụ và yêu cầu nhận biết đó là hợp đồng nào, Dân sự hay Kinh tế?

Việc phân biệt và hiểu rõ bản chất của 02 loại hợp đồng này rất quan trọng, bởi phải xác định được đúng bản chất của loại hợp đồng thì việc tuân thủ cũng như giải quyết khi có tranh chấp xảy ra mới đúng pháp luật.

Vì vậy, bài viết sau sẽ giúp các bạn nhận biết rõ vấn đề.

Phân biệt hợp đồng kinh tế

Trước khi đi vào bảng so sánh chi tiết giữa khái niệm hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự, mình nêu khái quát về sự ra đời của 02 loại hợp đồng này.

Hợp đồng kinh tế là khái niệm xuất phát trước khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ra đời nhưng đến nay chế định này không còn được áp dụng nữa mà thay vào đó là hợp đồng thương mại được áp dụng theo Luật thương mại 2005. Bản chất của 02 loại hợp đồng này tương đồng, là giao dịch giữa các bên mang mục đích lợi nhuận.

Còn khái niệm hợp đồng dân sự xuất phát từ khi Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 ra đời và sau này vẫn còn tồn tại chế định này, nhưng nội dung này được nâng lên thành Luật. Đó là Bộ luật dân sự 2005 và sắp tới là Bộ luật dân sự 2015.

 

Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng dân sự

Khái niệm

Trước đây: là sự thỏa thuận giữa pháp nhân với pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh về việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế họach của mình.

Hiện nay: (được gọi là hợp đồng thương mại). Là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên có liên quan, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

 

Luật điều chỉnh

Trước đây: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.

Hiện nay: Luật thương mại 2005.

Hiện hành: Bộ luật dân sự 2005.

Từ 01/7/2016 trở đi: Bộ luật dân sự 2015.

Các chủ thể tham gia hợp đồng

Trước đây:

- Pháp nhân với pháp nhân.

- Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Hiện nay:

- Thương nhân với thương nhân.

- Thương nhân với các bên có liên quan.

- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng đối với cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có đủ tài sản riêng thì có thể tự mình ký kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

- Pháp nhân.

- Hộ gia đình.

- Tổ hợp tác.

- Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

Bản chất

Mang mục đích kinh doanh lợi nhuận, kiểm soát quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Mang mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.

Hình thức hợp đồng

Văn bản.

Lưu ý thêm: đối với hợp đồng thương mại có các hình thức như fax, telex và thư điện tử vẫn được xem là hình thức văn bản.

- Văn bản.

- Lời nói.

- Hành vi cụ thể.

Nội dung hợp đồng

- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.

- Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.

- Chất lượng, chủng loại, quy sách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc.

- Giá cả.

- Bảo hành.

- Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.

- Phương thức thanh toán.

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế.

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.

- Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế.

- Các thoả thuận khác.

- Đối tượng của hợp đồng.

- Số lượng, chất lượng.

- Giá, phương thức thanh toán.

- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.

- Quyền, nghĩa vụ của các bên.

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Biện pháp bảo đảm

Trước đây:

- Thế chấp.

- Cầm cố.

- Bảo lãnh.

Hiện nay: bổ sung thêm các biện pháp sau bên cạnh 03 biện pháp trên:

- Đặt cọc.

- Ký cược.

- Ký quỹ.

- Bảo lưu quyền sở hữu.

- Tín chấp.

- Cầm giữ tài sản.

- Cầm cố tài sản.

- Thế chấp tài sản.

- Đặt cọc.

- Ký cược.

- Ký quỹ.

- Bảo lưu quyền sở hữu.

- Bảo lãnh.

- Tín chấp.

- Cầm giữ tài sản.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

- Thương lượng.

- Trọng tài.

- Tòa án.

- Hòa giải.

- Tòa án.

(Có thể sử dụng phương thức trọng tài)

Ví dụ

Công ty A mua tôm từ hộ gia đình B để xuất khẩu sang Mỹ.

Giao kết hợp đồng giữa công ty A và hộ gia đình B  là giao kết hợp đồng kinh tế.

Anh C mua tô phở tại gánh hàng của chị D.

Giao kết hợp đồng giữa anh C và chị D bằng lời nói là giao kết hợp đồng dân sự.

Từ bảng phân biệt trên, các bạn thử trả lời câu hỏi này nhé (trích nguyên văn câu hỏi của một thành viên Dân Luật được hỏi khi phỏng vấn tại một công ty):

Một cá nhân ký kết hợp đồng với một tiệm tạp hóa (tiệm này không có đăng ký kinh doanh) thì có được coi là hợp đồng kinh tế không?

  •  71903
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…