DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt hộ sản và hậu sản

Hiện nay, pháp luật không có quy định về hộ sản, hậu sản, và cũng không ít người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.  Vậy theo cách nói thông thường thì hộ sản và hậu sản được hiểu như thế nào, chế độ của những khoản thời gian thai sản ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để giải đáp vấn đề này:

Phân biệt hộ sản và hậu sản

Tiêu chí

Hộ sản

Hậu sản

Khái niệm

Hộ sản là cách gọi trước đây của thời gian nghỉ thai sản khi người phụ nữ sinh con

Hậu sản bắt đầu ngay sau khi người mẹ sinh con cho đến khi trở về trạng thái bình thường như trước khi mang thai. Thời gian này được chia thành 03 giai đoạn riêng biệt:

 

- Giai đoạn ban đầu hoặc cấp tính: từ 06 - 12 giờ sau khi sinh;

 

- Giai đoạn hậu sản sau đó: từ 02 - 06 tuần;

 

- Giai đoạn hậu sản muộn: có thể kéo dài đến 06 tháng.

Thời gian nghỉ

 

- Với những lao động tự do thì thời gian nghỉ dưỡng này không hạn chế.

- Tuy nhiên, với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 06 tháng.

Do đó, thông thường, người phụ nữ sẽ được nghỉ hộ sản 06 tháng; nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng và nếu như vậy thì thời gian nghỉ sau sinh (nghỉ hậu sản) chỉ còn 04 tháng.

- Ngoài ra, khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ không hưởng lương một thời gian theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

- Ngược lại, trước khi hết thời gian nghỉ hộ sản, nếu có nhu cầu và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý thì lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ được ít nhất 04 tháng.

Như đã phân tích, thời gian nghỉ trước sinh tối đa không quá 02 tháng và nếu như vậy thì thời gian nghỉ sau sinh (nghỉ hậu sản) chỉ còn 04 tháng.

- Để người phụ nữ có thêm thời gian hồi phục sức khỏe, theo Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ngay sau thời gian nghỉ hộ sản, trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc, lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 - 10 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần). Cụ thể:

- Tối đa 10 ngày nếu sinh một lần từ hai con trở lên;

- Tối đa 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;

- Tối đa 05 ngày với các trường hợp khác.

 

Chế độ

Trong thời gian nghỉ hộ sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản với mức hưởng hàng tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Đồng thời, được nhận trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở (mức trợ cấp hiện tại là 2,98 triệu đồng).

Trong trường hợp  có nhu cầu và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe và được người sử dụng lao động đồng ý thì lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ được ít nhất 04 tháng thì ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng tiền thai sản như đã nêu.

Ngoài được hưởng chế độ thai sản như đã phân tích, thì trong 30 ngày đầu người lao động trở lại làm việc, thì trong thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mỗi ngày người lao động còn được hỗ trợ một khoản tiền bằng 30% mức lương cơ sở (mức hiện nay là 447.000 đồng/ngày)

 

 

  •  11533
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…