DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Phân biệt giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật

Văn phòng luật sư và Công ty luật là 02 khái niệm hoàn toàn khác nhau và có loại hình doanh nghiệp khác nhau. Để bạn đọc phân biệt được 02 khái niệm này, cùng bài viết điểm qua một số tiêu chí sau đây:

Có thể dựa vào các tiêu chí sau để phân biệt giữa công ty luật và văn phòng luật sư:

Tiêu chí

Văn phòng luật sư

Công ty luật

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

(Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Luật luật sư năm 2006)

Công ty luật hợp danh

Công ty luật trách nhiệm hữu hạn

(Căn cứ tại khoản 1 Điều 34  Luật luật sư năm 2006

Số thành viên thành lập

01 luật sư

Công ty luật hợp danh: Ít nhất hai luật sư, không có thành viên góp vốn.

Công ty luật TNHH:

- Công ty luật TNHH 1 thành  viên: Do  01  luật sư thành lập

- Công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên: Do ít nhất 02 luật sư thành lập

Đại diện theo pháp luật

Trưởng văn phòng

Công ty luật hợp danh, công ty luật TNHH do công ty thỏa thuận.

Công ty TNHH 1 thành viên: Giám đốc công ty

Tên (theo quy định của Luật doanh nghiệp)

Do luật sư lựa chọn

Phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”

Công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận chọn.

Công ty luật TNHH một thành viên do chủ sở hữu chọn

Phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật TNHH".

Trách nhiệm với nghĩa vụ của doanh nghiệp

Vô hạn

Công ty luật hợp danh: Do chỉ có thành viên hợp danh nên công ty luật hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty

Công ty luật TNHH: Chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp

Theo đó, về tên gọi, cũng giống như các doanh nghiệp bình thường khác được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì tên của công ty luật, văn phòng luật sư cũng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty luật và văn phòng luật đã được đăng ký hoạt động. 

Trong tên thì sẽ không được phép sử dụng những từ ngữ hoặc ký hiệu có vi phạm đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục và các truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc.

- Đối với văn phòng luật sư thì bắt buộc trong tên phải có cụm từ "Văn phòng luật sư", còn phần tên riêng sẽ do Luật sư thành lập lựa chọn và phải đáp ứng tiêu chí đã được nêu ở trên;

- Đối với công ty luật thì trong tên bắt buộc phải có cụm từ: "công ty luật hợp danh" hoặc "công ty luật trách nhiệm hữu hạn". 

Còn đối với tên riêng thì sẽ do các thành viên thỏa thuận với nhau để đặt tên (công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên); với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì chủ sở hữu của công ty sẽ lựa chọn. Tên riêng phải đáp ứng các tiêu chí đã được nêu ở trên.

Về trách nhiệm và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty hoặc văn phòng luật

- Thành viên đứng ra thành lập văn phòng luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với văn phòng luật sư mà mình thành lập;

- Đối với công ty luật được thành lập dưới loại hình công ty luật hợp danh  thì thành viên hợp danh phải có trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty bằng các tài sản của công ty. 

Trong trường hợp khi công ty có các khoản nghĩa vụ phải thanh toán mà số tài sản của công ty không đủ để có thể thanh toán hết các khoản nghĩa vụ thì các thành viên hợp danh của công ty phải sử dụng cả tài sản cá nhân của mình để có thể thanh toán hết các khoản nghĩa vụ của công ty.

- Đối với trường hợp công ty luật được thành lập dưới loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên) thì cũng giống như trong quy định của Luật doanh nghiệp 2020, các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình.

  •  713
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…